Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách giải quyết vấn đề răng sữa lung lay của bé nhanh chóng

Theo một quy luật, răng sữa sau một thời gian lung lay sẽ tự rụng, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn thay thế. Đa số các bé bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn và thường kết thúc khi trẻ được 10 hay 12 tuổi.

Khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế răng sữa sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể tự theo dõi và nhổ răng sữa cho bé. Bạn chờ khi răng sữa trẻ lung lay thật nhiều và có thể dùng miếng gạc sạch lay răng sữa nhẹ nhàng nhiều lần và cho đến khi răng lung lay hẳn thì có thể nhổ răng ra. Tuy nhiên, có một điều mà bạn cần lưu ý là cần vệ sinh thật sạch sẽ trước khi nhổ răng cho bé để tránh bị viêm nhiễm và chỉ nhổ răng khi răng sữa đã lung lay quá mức.

Trường hợp bé nhà bạn răng đã lung lay và đau nhức, nướu có dấu hiệu bị sưng thì có thể bé đã bị viêm nướu hoặc một bệnh lý răng miệng nào đó bởi thông thường khi răng lung lay chuẩn bị rụng sẽ không đau nhức quá nhiều và nướu cũng không bị sưng đỏ.

Mẹo xử lý răng sữa bị lung lay Chuẩn Nhất
Tốt nhất trường hợp này bạn nên đưa cháu đến địa chỉ nha khoa uy tín để được các nha sỹ thăm khám và tư vấn có nên nhổ răng sữa bị lung lay hay không mà không nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà cho bé hay đưa ra những phỏng đoán cá nhân. Bởi từng răng sẽ có tuổi thay răng khác nhau, nếu răng sữa bị lung lay mà nhổ sớm có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc lệch lạc sau này. Vậy rang ham cua tre co thay khong khi trong tình trạng lung lay.

Hàm dưới:
– Răng cửa giữa: thay khi bé được 6-7 tuổi
– Răng cửa bên (răng số 2): 7 – 8 tuổi
– Răng hàm sữa 1 (răng số 4): 9 – 10 tuổi
– Răng nanh (răng số 3): 10 – 11 tuổi
– Răng hàm sữa 2 (răng số 5): 11 tuổi

Hàm trên:
– Răng cửa giữa: thay khi bé được 7 tuổi
– Răng cửa bên (răng số 2): 8 tuổi
– Răng hàm sữa 1 (răng số 4): 11 – 12 tuổi
– Răng nanh (răng số 3): 11 – 12 tuổi
– Răng hàm sữa 2 (răng số 5): 12 tuổi

Trong thời gian này, bạn nên chú ý chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng cho bé. Có thể trẻ không muốn ăn hay khó nhai vì chiếc răng trẻ em bị mẻ, răng sữa lung lay, viêm nhiễm hay vừa nhổ thì cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách thay thế các món ăn hằng ngày bằng thức ăn mềm hơn như cháo, súp với rau và thịt cá xay nhuyễn, không cho bé ăn những thức ăn cứng dai hay thực phẩm chứa nhiều đường.

Việc đánh răng vẫn phải duy trì thường xuyên, đều đặn hàng ngày sau khi ăn nhưng có thể hướng dẫn bé tránh phần răng đang lung lay. Có thể cho bé súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.


Tẩy trắng răng khi mang thai có được không?

Nếu không đủ canxi và không bổ sung được canxi qua ăn, uống thì sẽ dẫn đến các bệnh về răng miệng như sâu răng, răng ố vàng, viêm lợi…


>>cách chữa sâu răng ở trẻ em

Phụ nữ bình thường có sức khỏe rất tốt tuy nhiên khi mang thai lượng canxi trong cơ thể các bà mẹ giảm mạnh bởi phải cung cấp cho cả thai nhi. Nếu không đủ canxi và không bổ sung được canxi qua ăn, uống thì sẽ dẫn đến các bệnh về răng miệng như sâu răng, răng ố vàng, viêm lợi…



Vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy tẩy trắng răng trong thời khì mang thai là ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, cũng chưa có đủ cơ sở để chứng minh nó an toàn, vì vậy tốt nhất các bà mẹ không nên tẩy trắng răng trong lúc này mà nên chăm sóc răng miệng thật kĩ.

Để điều trị răng ố vàng tận gốc, các bác sĩ nha khoa khuyên chị nên tẩy trắng răng sau khi đã cai sữa cho bé. Khi đó bạn có thể lựa chọn tới công nghệ Brite Smile để mà trắng răng. Tác dụng của công nghệ này là răng sẽ trắng dần lên một cách bất ngờ, toàn không đau rát, không ê buốt, đảm bảo an toàn cho bạn.


Vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy tẩy trắng răng trong thời khì mang thai là ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Khi mang thai nên chăm sóc răng miệng như thế nào?

– Điều quan trọng khi mang thai là phải thường xuyên đi khám răng để có cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời, chứ không nên đi tẩy trắng răng.

– Các bà mẹ nên ăn các thực phẩm như dây tây, táo, cam … vừa có thể bổ sung vitamin cho cơ thể, vừa có thể tẩy trắng răng mà không ảnh hưởng tới thai nhi.

Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn và sử dụng nước súc miệng để giữ vệ sinh răng miệng. Ở giai đoạn ốm ngén sau mỗi lần nôn cần súc miệng bằng nước súc miệng rùi súc lại bằng nước sạch để giảm lượng axit trong miệng.

Phẫu thuật hàm mặt có giải quyết hết các khiếm khuyết

Phẫu thuật hàm mặt là một trong những giải pháp được ứng dụng trong chỉnh nha thẩm mỹ. Bằng cách tác động tới xương hàm, phẫu thuật giúp chỉnh lại cấu trúc xương hàm, mang lại cho bạn khuôn miệng đẹp, gương mặt cân đối, thanh thoát. Thế nhưng phẫu thuật hàm mặt có áp dụng được cho tất cả trường hợp cần chỉnh nha?



1. Tác dụng của phẫu thuật hàm mặt


Phẫu thuật hàm mặt chỉ áp dụng trong trường hợp những sai lệch của hàm răng và khuôn miệng là do xương hàm gây ra.

Những trường hợp lệch lạc về răng và khớp cắn như hô, móm, cắn hở, cắn lệch, méo,… thường bắt nguồn từ xương hàm nhiều hơn. Khi đó, nếu không phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm….. thì không thể khắc phục được những nhược điểm này. Chỉ phẫu thuật hàm mới có thể tác động được tới xương để kéo, đẩy, thu ngắn hoặc nối dài xương hàm.


Do đó, phẫu thuật hàm mặt sẽ phát huy được tác dụng chỉnh sửa triệt để khi những sai lệch ở hàm răng và khuôn miệng là do xương hàm gây ra. Nếu là do nguyên nhân khác như do răng hoặc nướu thì phẫu thuật hàm không đem lại hiệu quả mong muốn.
2. Phẫu thuật hàm mặt có giải quyết được hết các khiếm khuyết?

Vì chỉnh hình răng hàm mặt chỉ có tác dụng đối với xương hàm nên nếu những sai lệch do răng gây ra thì phương pháp này không tạo ra giá trị triệt để được.

Đối với những trường hợp răng sai lệch nhẹ vẫn có thể tận dụng phẫu thuật hàm mặt chỉnh xương hàm để điều trị khá thẩm mỹ. Với trường hợp mà răng sai lệch nặng dẫn đến lệch lạc khớp cắn thì phẫu thuật cũng không có tác dụng triệt để. Chưa nói tới trường hợp khớp cắn sai lệch do răng mà xương hàm hoàn tòan bình thường thì không cần tới giải pháp phẫu thuật. Khi đó, buộc phải niềng răng mới chữa trị được.

3. Phẫu thuật hàm mặt toàn diện với sự hỗ trợ từ niềng răng


Theo đánh giá của các chuyên gia, để hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hàm tạo ra hiệu quả thẩm mỹ răng tốt nhất trong một số trường hợp cần tới niềng răng thì niềng răng mắc cài 3M UGSL chính là giải pháp tối ưu nhất.

Sở dĩ công nghệ này là giải pháp đầu tiên được lựa chọn bởi vì nó có thể tạo ra những giá trị chỉnh nha vượt trội và nổi bật hơn hẳn, bao gồm các ưu điểm sau đây:

– Niềng răng mắc cài 3M UGSL giúp dịch chuyển răng ổn định, không sai khác,

– Công nghệ cho hiệu quả chỉnh nha đảm bảo đúng lộ trình dự liệu của bác sỹ trong phác đồ điều trị,

Đảm bảo niềng răng không đau, không gây ma sát lớn, không bị bung tuột mắc cài trong khi đeo trên răng nên tiết kiệm được tối đa thời gian điều trị, Cả răng và xương đều thích ứng tốt và ổn định, không bị tổn hại trong cũng như sau điều trị.

Viêm chân răng sâu ở trẻ nhỏ

Nướu răng là phần mô mềm bao quanh chân răng bên cạnh hệ thống dây chằng nha chu. Bệnh về viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.

Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám trên răng và cao răng. Vi khuẩn sẽ phát sinh trên các mảng bám này và tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến nướu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm nướu sẽ chuyển thành sưng chân răng trẻ em, viêm nha chu rất nguy hiểm. Khi viêm nướu diễn tiến thành viêm chân răng thì quá trình điều trị cũng phức tạp hơn.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác dẫn đến viêm chân răng như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.

Nướu của trẻ bình thường có màu hồng nhưng khi mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nướu, viêm chân răng thì sẽ chuyển sang màu đỏ kèm theo sưng tấy. Răng hàm trẻ bị sâu không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà bệnh bên trong vẫn âm thầm phát triển. Sau đó một thời gian, bệnh sẽ phát lại theo cấp độ nặng hơn, dài ngày hơn. Đến một thời điểm nào đó, bệnh phát nặng sẽ không tự thuyên giảm nữa.

Ở giai đoạn đầu của bệnh lý thì hiện tượng bệnh chảy máu răng trẻ em sẽ xảy ra kèm theo hôi miệng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé bạn nhận thấy dấu hiệu này thì không nên coi thường. Khi bệnh viêm chân răng đã phát triển nghiêm trọng thì phần nướu sẽ có xu hướng tách khỏi răng gây tụt lợi, răng có cảm giác như dài ra. Vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập tiết ra độc tố tạo thành các túi mủ, gây tiêu xương răng cũng như phá hủy các tổ chức dây chằng nha chu xung quanh răng.

Khác với người lớn, điều trị viêm chân răng ở trẻ sẽ phức tạp hơn bởi trẻ nhỏ chưa có ý thức về răng miệng nhiều và việc sử dụng thuốc cho bé cũng cần hạn chế. Các bậc cha mẹ nên lưu ý không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sỹ.
Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng thì bạn cũng nên tăng cường các loại vitamin cho bé thông qua các thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe răng miệng. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường. Trong thời gian viêm nhiễm chân răng, tránh các thức ăn quá cứng hoặc dai.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào các bệnh về răng miệng, cần đưa trẻ thăm khám và không dùng các biện pháp chữa trị theo cách dân gian. Tốt nhất nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng, từ đó có cách điều trị phù hợp.
Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn.

Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, chải răng ngày hai lần sau bữa ăn để tránh tình trạng bé bị viêm chân răng quá sớm. Hướng dẫn bé súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm và giúp tiêu sưng. Để điều trị viêm chân răng ở trẻ em, có thể bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Răng thưa có xấu không?

Vì bạn chưa nói rõ răng cháu là răng vĩnh viễn hay vẫn còn là răng sữa nên chúng tôi chưa thể khẳng định chắc chắn là răng thưa có xấu không.


>>hàn răng cho bé 3 tuổi
>>nhổ răng sữa có ảnh hưởng gì không
>>cách chữa sâu răng ở trẻ em


Tuy nhiên, nếu răng cháu vẫn là răng sữa thì điều này không phải là vấn đề đáng lo ngại, thậm chí còn là tốt. Bởi vì nếu răng sữa quá khít thì sẽ gây khó khăn cho quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Răng vĩnh viễn thường có kích thước to hơn răng sữa, nên có thể sẽ không đủ chỗ để mọc lên và dẫn đến tình trạng mọc khấp khểnh.

Nếu răng cháu đã là răng vĩnh viễn thì về mặt thẩm mỹ, đương nhiên là xấu vì đây là tình trạng răng bất thường, không đều và sát khít với nhau như quy chuẩn thông thường. Hơn nữa, răng thưa cũng rất dễ bị mắc thức ăn lại đồng thời các răng không có điểm tựa vững chắc, dẫn đến lung lay và gãy rụng. Khi đó, cần phải có biện pháp chỉnh nha phù hợp để khắc phục tình trạng này.
Khắc phục răng thưa như thế nào?

Khi đã xác định được răng thưa có xấu không thì làm thế nào để khắc phục? Có nhiều cách để chữa răng thưa hiệu quả, thông thường, nha sỹ sẽ chỉ định một trong 3 phương pháp là trám răng, bọc răng sứ hoặc niềng răng.

Trong đó, trám răng và bọc răng sứ là hai cách chữa răng thưa nhanh và đem lại hiệu quả nhìn thấy gần như tức thì. Tuy nhiên, độ bền chắc và an toàn thì không được đảm bảo bằng niềng răng.

Răng thưa có xấu không 2

Niềng răng là giải pháp tối ưu nhất để khắc phục răng thưa

Niềng răng tuy mất nhiều thời gian, nhưng lại có thể bảo tồn được mô răng nguyên vẹn, không xâm lấn, hiệu quả vĩnh viễn lại điều chỉnh được các vấn đề về khớp cắn nếu như có sai lệch.

Phương pháp này sử dụng các mắc cài và dây thun để kéo răng về đúng vị trí như mong muốn. Quá trình này sẽ được thực hiện từ từ để răng và xương hàm quen dần, cho đến khi khuôn hàm đã đều đẹp và sát khít với nhau, thường là bạn sẽ mất khoảng 1, 5 – 2 năm, và phải đi gặp nha sỹ định kỳ để điều chỉnh lại lực kéo.
Công nghệ niềng răng 3M UGSL khắc phục răng thưa hiệu quả

Niềng răng với sự hỗ trợ của công nghệ 3M UGSL được kết luận là giải pháp chỉnh nha lý tưởng nhất hiện nay sau khi thử nghiệm và khảo sát hàng trăm ca điều trị. Công nghệ này sở hữu 4 ưu điểm vượt trội mà các phương pháp thông thường không làm được:

– Răng dịch chuyển ổn định, không sai khác và đưa khớp cắn về vị trí chuẩn, phù hợp với khuôn hàm.

– Đảm bảo lộ trình trong phác đồ điều trị ban đầu, thậm chí còn có thể rút ngắn thời gian điều trị.

– Không làm tổn hại đến răng và xương hàm, thích ứng tốt trong và sau điều trị.

Niềng răng tốt nhất nên thực hiện trong độ tuổi từ 12 – 17 tuổi vì lúc này răng đã mọc hết và hoàn thiện, nhưng xương hàm thì vẫn còn mềm, dễ dàng hơn trong việc dịch chuyển.

Như vậy, với những phân tích trên đây về răng thưa có xấu không và cách khắc phục hiệu quả, hi vọng rằng bạn sẽ có thế đưa ra quyết định đúng đắn cho cháu nhà bạn, đảm bảo tương lai tốt đẹp với hàm răng đều đẹp.

Xử lý nhổ răng sữa còn sót chân răng

Đến giai đoạn thay răng, răng vĩnh viễn sẽ trồi lên từ từ và làm tiêu dần chân răng sữa. Chân răng sữa mòn dần nên dẫn đến lung lay. Nếu không tác động lực nhổ thì tới khi mòn hết chân răng, răng sữa sẽ tự rụng. Đây chính là cơ chế thay răng sữa. Chính vì vậy rất khó có trường hợp nhổ răng sữa sót chân răng. 


>>phòng khám răng trẻ em ở Quận Tân Bình
>>Địa chỉ nha khoa uy tín trên đường đinh tiên hoàng


Nhổ răng sữa mà không thấy chân răng đâu. Sau khi nhổ răng sữa thấy một chân răng trắng còn sót lại trong vị trí răng sữa mới nhổ. Như vậy có phải là nhổ răng sữa mà còn sót lại chân răng? Đây là vấn đề rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Thực hư vấn đề nhổ răng sữa còn sót chân răng là như thế nào? Nếu gặp phải trường hợp này thì phải làm sao? Bài viết dưới đây hi vọng chia sẽ phần nào lo lắng của bậc phụ huynh.



1. Nhổ răng sữa còn sót chân răng:

Sau khi nhổ răng sữa không thấy chân răng hoặc thấy chân răng còn rất ít là do răng vĩnh viễn đã làm tiêu chân răng rồi. Trường hợp sau khi nhổ răng rồi vẫn còn thấy chân răng ngay vị trí mới nhổ, không cần phải lo lắng đó có thể là mầm răng vĩnh viễn đang mọc. Chân răng sót chỉ thường xảy ra khi nhổ răng vĩnh viễn hoặc nhổ răng sữa quá sớm chưa tới giai đoạn thay răng.

2. Nếu thực sự nhổ răng sữa bị sót chân răng phải làm sao?

Nếu nhổ răng sữa thật sự sót chân răng cũng không cần phải lo lắng, một thời gian chân răng này sẽ tự trồi lên, đào thải ra ngoài hoặc sẽ bị tiêu dần khi răng vĩnh viễn mọc. Theo các bác sĩ nha khoa, không nên nạo chân răng sữa vì làm như vậy có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Để an toàn và chắc chắc có phải là do răng sữa còn sót lại hay không, tốt nhất đến trung tâm nha khoa chụp X-quang kiểm tra. Thông qua hình ảnh 3D có thể giúp chúng ta biết chính xác có phải chân răng sữa còn sót lại hay không.

Có những trường hợp vì không biết nên nhổ nhầm mầm răng vĩnh viễn. Nếu gặp phải trường hợp này lặp tức trồng lại mầm răng vĩnh viễn, sau một thời kiểm tra tủy răng còn sống hay không. Tuy nhiên trường hợp này chỉ có thể xảy ra nếu như gặp phải một trung tâm “rởm”. 

Một trung tâm uy tín với bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao sẽ không để xảy ra trường hợp đáng tiếc như thế. Để xác định chính xác có phải chân răng sữa còn xót lại không bác sĩ sẽ cho bé chụp X-quang sau đó mới đưa ra phương án điều trị. Chính vì trước khi đến trung tâm nha khoa cần phải xác định xem trung tâm nha khoa đó có thật sự uy tín chất lượng.

Chữa sâu răng ở trẻ em có cần thiết hay không?

Răng sữa tuy không theo bé suốt đời nhưng răng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho răng vĩnh viễn mọc. Nếu răng sữa bị sâu mà nhổ sớm, sẽ dẫn đến việc răng vĩnh viễn bị mọc chậm, mọc lệch lạc.


>>niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu
>>trẻ em có nên niềng răng

Mảng bám chứa vi khuẩn tồn tại trên răng chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến sâu răng ở trẻ em khi môi trường trao đổi giữa men răng và các chất được hình thành trong miệng.

Đường cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự lên men hình thành acid, là nguyên nhân gây phá hủy men răng. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng chủ yếu là Streptococcus mutans hoặc Lactobacillus acidophillus. Những vi khuẩn này dễ dàng có cơ hội phát triển khi các mảng bám không được làm sạch ngay sau khi ăn, đặc biệt là đối với trẻ em – đối tượng chưa biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

1. Chữa sâu răng ở trẻ em có cần thiết hay không?

Thêm vào đó, răng sữa giúp bé ăn nhai bình thường, giúp bé phát âm chuẩn hơn. Trường hợp răng bị sâu không điều trị mà quyết định nhổ bỏ sẽ làm việc ăn uống của bé khó khăn hơn có thể dẫn đến tình trạng bé bị nghẹn hay biếng ăn.



Nếu bé bị sâu răng thì việc tìm cách chữa sâu răng ở trẻ em là điều nên làm, giữ gìn một hàm răng khỏe mạnh cho bé sẽ giúp bé ăn uống tốt ăn, không ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày
2. Cách chữa sâu răng ở trẻ em hiệu quả là gì?

Cách chữa sâu răng ở trẻ em muốn có hiệu quả cần phải dựa vào tình trạng thực tế của bé và tốt nhất là nên điều trị sớm, khi có dấu hiệu chớm sâu, bạn nên đưa bé đến phòng khám nha khoa để điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé sử dụng thuốc, kể cả đông y mà không có sự chỉ định của nha sỹ. Không được tùy tiện mua thuốc bên ngoài để bé sử dụng.

Dùng thuốc điều trị sâu răng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Các thuốc để chấm vào chỗ răng sâu thường là các dung dịch sát khuẩn. Kháng sinh cũng có thể được nha sỹ sử dụng là rodogyl gồm hai chất phối hợp là spiramycin và metronidazol.

Đối với các trường hợp răng sâu nặng, xuất hiện lỗ sâu màu đen, răng bị vỡ, mẻ và đau nhức dữ dội thì ngoài sử dụng thuốc, làm sạch vết sâu cũng cần được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh, làm giảm đau nhức cho bé. Thao tác hàn trám bằng vật liệu nha khoa sẽ giúp tái tạo hình dáng răng bị sâu cũng như ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh trở lại. 

Có thể nói đây là cách chữa sâu răng ở trẻ em hiệu quả nhất. Phương pháp này khá đơn giản và hầu như không gây đau nhức răng cho bé. Thao tác nạo sạch chỗ răng sâu cũng như trám răng chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Có khá nhiều cha mẹ cho răng, trẻ em có răng sâu không cần điều trị bởi răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi răng sâu sẽ ảnh hưởng đến xương ổ răng và quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này không được thuận lợi, răng có thể mọc lệch, khấp khểnh và dễ mắc các bệnh lý răng miệng khác. Do đó, bạn nên đưa bé đi thăm khám răng miệng tại trung tâm nha khoa càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với những trẻ em bị sâu răng hàm.

3. Lưu ý khi chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ

Trẻ em là lứa tuổi chưa có sự ý thức rõ ràng về cách chăm sóc răng miệng, do đó cha mẹ phải là người có trách nhiệm hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng hàng ngày để phòng tránh sâu răng ở trẻ em cũng như các bệnh lý răng miệng khác.

Theo lời khuyên của các chuyên gia răng miệng thì bé lên 3 là lứa tuổi mà cha mẹ đã có thể tập cho trẻ cách chăm sóc răng bằng cách chải răng. Có thể lựa chọn bàn chải lông mềm và kém đánh răng dành cho trẻ em để hướng dẫn bé hoặc bạn có thể dạy cho trẻ chải răng mà không cần dùng kem đánh răng. Ngày 2-3 lần sau bữa ăn, khi trẻ ý thức được việc chăm sóc răng miệng thì các bệnh lý về răng cũng sẽ được hạn chế tối đa.

Nên lưu ý hạn chế cho trẻ ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe răng miệng và sau khi sử dụng nên hướng cho bé súc miệng hoặc chải răng thật sạch.

Chăm sóc răng miệng tốt từ khi còn nhỏ sẽ là tiền đề cho một hàm răng chắc khỏe về sau. Do đó, ngoài các biện pháp vệ sinh hàng ngày, bạn nên đưa trẻ đi thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần để nha sỹ kiểm tra tình trạng răng miệng và có hướng điều trị nếu có bệnh lý phát sinh.

Những cách bảo vệ răng trẻ hay

Những đồ chơi của bé chứa khá nhiều vi khuẩn, vì theo thói quen bé sẽ đưa những vật gì trong tầm tay vào miệng của trẻ, và việc này vô tình tiếp tay cho một số vi khuẩn không mong muốn tiếp cận vào miệng của bạn gây ra các căn bệnh về răng miệng cũng như đường ruột.


>>bệnh chảy máu răng trẻ em
>>sưng chân răng ở trẻ em
>>chữa nghiến răng ở trẻ em



Cho trẻ tiếp xúc với hơi và nước bọt người lớn



Một nụ hôn có thể truyền đi vi khuẩn qua người bé mà chúng không có khả năng với các vi khuẩn trong hàm miệng của ta. Một cách khác cũng thường được các bà mẹ sử dụng là dùng miệng làm sạch núm vú giả cho bé, đây là phương thức truyền vi khuẩn qua cho bé.

Chế độ ăn uống hợp lý

Đảm bảo rằng con bạn tiếp thu những thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ngoài phát triển cơ thể và trí não ta cần để ý tới các thực phẩm cần cho sự phát triển đồng đều của hàm răng trẻ như canxi và các loại vitamin A, DC… và chứa chất florua cho cơ thể.

Cho trẻ khám răng

Cần đưa bé đi khám răng một lần vào lúc sớm nhất là lúc bé hơn 1 tuổi, những vấn để về răng miệng của bé sẽ được phát hiện sớm để các bác sỹ có kế hoạch điều trị và tư vấn cho mẹ nếu chúng mắc phải các trường hợp răng hô hoặc lệch lạc sau này.

Tìm hiểu phương pháp làm thẳng răng

Nếu trẻ đã mọc răng vĩnh viễn mà có những vấn đề về răng miệng như hàm răng lệch lạc, răng thưa, hoặc bị hô, có thẻ điều trị sớm cho bé, niềng răng invisalign, hoặc niềng răng mắc cài có thể được áp dụng tùy vào tình hình tài chính cũng như mức độ lệch lạc răng của trẻ.

Nên ăn gì nhanh khỏi viêm nướu răng nhất?

Bệnh viêm nướu là một trong những bệnh về răng miệng rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Người bị viêm nướu răng nên ăn gì để phòng tránh, và giúp bệnh nhanh khỏi, không ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày là mối quan tâm của nhiều người.


>>có nên hàn răng sâu cho trẻ

>>Lay tuy rang tre em


Khi thức ăn không được làm sạch, vẫn tồn tại ở kẽ răng và trong túi nướu, lâu ngày sẽ tạo thành cao răng và nảy sinh vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn, gây nên viêm nhiễm vùng tổ chức xung quanh răng mà nướu bị ảnh hưởng trước tiên.

Nếu bệnh nướu răng không được điều trị có thể trở thành bệnh viêm nha chu, áp-xe xương ổ răng và có mủ chung quanh chân răng, với những người phụ nữ mang thai có thể tăng nguy cơ sinh non. Chính ví vậy, viêm nướu răng nên ăn gì được các bác sĩ khuyên như sau:



Nên ăn các loại hoa quả nhiều Vitamin C: Một số trái cây chứa nhiều Vitamin C như ổi, bưởi, dâu tây, cà chua… sẽ có tác dụng làm vết thương nhanh lành và chống lại các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Nên ăn các loại thực phẩm có chứa axit lactic: Khi được hỏi viêm nướu răng nên ăn gì để kích thích hoạt động hệ miễn dịch, tăng cường hệ tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn thì các loại thực phẩm lên men chua như sữa chua, bánh mỳ, bánh bao… rất tốt cho người bị viêm lợi.

Nên hạn chế những mảng bám, thức ăn lưu lại trên răng một cách tốt nhất: nên chọn những loại thực phẩm mềm, dễ nhai, hoặc giòn để tránh lưu thức ăn lại trong kẽ răng. Khi ăn những đồ ăn dai, dễ mắc răng như thịt gà, thịt bò… cần phải làm sạch răng một cách cẩn thận nhất. Nếu không sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nảy sinh và phát triển, ảnh hưởng đến nướu và răng của bạn.

Người bị viêm nướu cũng nên tránh những đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ, cay nóng, quá lạnh hoặc những đồ ăn chứa nhiều đường, để hạn chế sự phát triển của bệnh.
Điều trị bệnh viêm nướu sao cho hiệu quả?

Viêm nướu răng nên ăn gì chỉ là một biện pháp chữa và phòng bệnh được ở mọt mức độ nhất định. Bởi những mảng bám cứng đầu trên răng cần phải được làm sạch bằng cách dịch vụ nha khoa mới có thể làm sạch tối đa nhất.

Vì vậy, nếu có dấu hiệu bị viêm nướu, bạn nên đến trung tâm nha khoa để được thăm khám và điều trị cho hiệu quả. Đặc biệt, nên lên lịch kiểm tra thường xuyên ít nhất 2 lần trong năm, bệnh nướu răng giai đoạn sớm có thể được xử lý chỉ bằng cách lấy cao răng trước khi nó dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Đối với các giai đoạn sau khi tụt lợi, răng lung lay…tức là bệnh đã mở rộng đến các dây chằng nha chu, xương ổ răng thì đòi hỏi việc điều trị kỹ thuật cao hơn.

Viêm nướu răng nên ăn gì chỉ có tác dụng hỗ trợ tốt nhất khi được điều trị túi nha chu và bệnh nhiễm trùng nướu bởi các biện pháp nha khoa. Lúc này thiết bị siêu âm sẽ được sử dụng để loại bỏ mảng bám, cao răng, các mảnh vụn thức ăn không chỉ ở bề mặt và chân răng mà còn ở phần nằm sâu dưới chân răng mà mắt thường không nhìn thấy.

Cách đánh bay mảng bám đen trên răng hiệu quả nhất

Tại sao chúng ta phải áp dụng đến các cách đánh bay mảng bám đen trên răng? Bởi vì theo ước tính cứ trên 1mg mảng bám có đến 200 – 300 triệu vi khuẩn cư trú. Chúng bám rất chắc và dai trên mặt răng, không tan trong nước, không thể tẩy sạch chải bằng chải răng.




Mảng bám đen trên răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là mối nguy hại với răng khi không điều trị kịp thời. Những mảng bám đen này rất khó có thể tẩy sạch được bằng cách đánh răng hay xúc miệng thông thường. Nếu đang phải đối mặt với chúng, hãy thử áp dụng những cách đánh bay mảng bám đen trên răng triệt để nhất dưới đây nhé!

1. Mảng bám đen – mối nguy hại đối với răng



Lâu ngày, mảng bám sẽ vôi cứng thành cao răng, sinh ra các bệnh về nha chu, tiêu xương, thậm chí còn liên quan đến các bệnh tiểu đường, tim mạch, xương thủy tinh…

Vi khuẩn trong mảng bám thường xuyên tiết ra các axit gây bào mòn men răng, sinh ra mùi hôi khó chịu và tấn công tổ chức quanh răng một cách âm ỉ nhưng tác hại thì không thể lường hết và khó điều trị.

Quan trọng nhất là khi mảng bám có màu đen, bạn hoàn toàn mất tự tin vì sự khác biệt về màu răng với màu mảng bám quá lớn. Vì thể chỉ cần biết cách đánh bay mảng bám đen trên răng là có thể cải thiện được vấn đề màu răng cho thẩm mỹ hơn.
2. Các cách đánh bay mảng bám đen trên răng tại nhà

Bạn có thể lựa chọn trong số nhiều loại thực phẩm có thể áp dụng thành cách đánh bay mảng bám đen trên răng hiệu quả. Cách này khá đơn giản và bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật và duy trì đều đặn để đạt kết quả tốt nhất.

Vỏ cam, chanh, giấm táo, lá trầu không, dâu tây… đều có thể dùng để đánh bật các mảng bám đen. Một số gợi ý cách dùng cụ thể như sau:

– Dùng vỏ cam (chanh) phơi khô, nghiền nhỏ thành bột mịn để trộn với kem đánh răng, bột nở và muối. Dùng hỗn hợp này để đánh răng mỗi ngày. Lớp bám đen sẽ dần dần biến mất.


– Lấy những chiếc lá nguyệt quế khô, nghiền nhỏ thành bột, trộn với bột của vỏ chanh khô để chà xát lên răng cho men răng sáng bóng hơn.

– Hãy ngậm một chút giấm ăn, xúc nhẹ trong miệng sao cho giấm phủ hết được các răng, sau đó nhổ ra và chải răng lại, súc miệng bằng nước sạch nhiều lần. Cách đánh bay mảng bám đen trên răng này tu đơn giản nhưng hiệu quả lại khá nhanh.

– Lấy một quả cau tươi, bổ làm tư, rồi dùng miếng cau bổ tư đó chà xát lên mặt răng, ở chỗ có mảng bám đen. Răng sẽ trắng lên rõ rệt và bóng sáng rất thẩm mỹ.

– Tích cực ăn táo loại táo tây, quả to, giòn. Tốt nhất nên lựa trái có vỏ xanh, tránh dùng loại táo vỏ hồng, đỏ vì có nhiều bột, không phát huy tác dụng. Khi nhai táo, những va chạm cọ xát cùng với một số hoạt tính có trong loại quả này sẽ làm cho mảng bám đen biến mất dần trên răng.
3. Cách đánh bay mảng bám đen trên răng triệt để chỉ một lần duy nhất

Những mẹo làm sạch mảng bám trên răng bằng thực phẩm trên đây có thể đem lại kết quả nhưng thường chỉ ở mức cải thiện đôi chút và cần thực hiện liên tục qua nhiều ngày. Đôi khi không mang đến hiệu quả như mong đợi.


Nếu bạn không đủ kiên nhẫn và muốn đạt được hiệu quả thật nhanh chóng thì không có cách đánh bay mảng bám đen trên răng nào lý tưởng hơn là ứng dụng công nghệ tẩy trắng răng Laser Whitening.

Được tạo bởi Blogger.