Chữa sâu răng ở trẻ em có cần thiết hay không?

Răng sữa tuy không theo bé suốt đời nhưng răng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho răng vĩnh viễn mọc. Nếu răng sữa bị sâu mà nhổ sớm, sẽ dẫn đến việc răng vĩnh viễn bị mọc chậm, mọc lệch lạc.


>>niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu
>>trẻ em có nên niềng răng

Mảng bám chứa vi khuẩn tồn tại trên răng chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến sâu răng ở trẻ em khi môi trường trao đổi giữa men răng và các chất được hình thành trong miệng.

Đường cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự lên men hình thành acid, là nguyên nhân gây phá hủy men răng. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng chủ yếu là Streptococcus mutans hoặc Lactobacillus acidophillus. Những vi khuẩn này dễ dàng có cơ hội phát triển khi các mảng bám không được làm sạch ngay sau khi ăn, đặc biệt là đối với trẻ em – đối tượng chưa biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

1. Chữa sâu răng ở trẻ em có cần thiết hay không?

Thêm vào đó, răng sữa giúp bé ăn nhai bình thường, giúp bé phát âm chuẩn hơn. Trường hợp răng bị sâu không điều trị mà quyết định nhổ bỏ sẽ làm việc ăn uống của bé khó khăn hơn có thể dẫn đến tình trạng bé bị nghẹn hay biếng ăn.



Nếu bé bị sâu răng thì việc tìm cách chữa sâu răng ở trẻ em là điều nên làm, giữ gìn một hàm răng khỏe mạnh cho bé sẽ giúp bé ăn uống tốt ăn, không ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày
2. Cách chữa sâu răng ở trẻ em hiệu quả là gì?

Cách chữa sâu răng ở trẻ em muốn có hiệu quả cần phải dựa vào tình trạng thực tế của bé và tốt nhất là nên điều trị sớm, khi có dấu hiệu chớm sâu, bạn nên đưa bé đến phòng khám nha khoa để điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé sử dụng thuốc, kể cả đông y mà không có sự chỉ định của nha sỹ. Không được tùy tiện mua thuốc bên ngoài để bé sử dụng.

Dùng thuốc điều trị sâu răng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Các thuốc để chấm vào chỗ răng sâu thường là các dung dịch sát khuẩn. Kháng sinh cũng có thể được nha sỹ sử dụng là rodogyl gồm hai chất phối hợp là spiramycin và metronidazol.

Đối với các trường hợp răng sâu nặng, xuất hiện lỗ sâu màu đen, răng bị vỡ, mẻ và đau nhức dữ dội thì ngoài sử dụng thuốc, làm sạch vết sâu cũng cần được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh, làm giảm đau nhức cho bé. Thao tác hàn trám bằng vật liệu nha khoa sẽ giúp tái tạo hình dáng răng bị sâu cũng như ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh trở lại. 

Có thể nói đây là cách chữa sâu răng ở trẻ em hiệu quả nhất. Phương pháp này khá đơn giản và hầu như không gây đau nhức răng cho bé. Thao tác nạo sạch chỗ răng sâu cũng như trám răng chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Có khá nhiều cha mẹ cho răng, trẻ em có răng sâu không cần điều trị bởi răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi răng sâu sẽ ảnh hưởng đến xương ổ răng và quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này không được thuận lợi, răng có thể mọc lệch, khấp khểnh và dễ mắc các bệnh lý răng miệng khác. Do đó, bạn nên đưa bé đi thăm khám răng miệng tại trung tâm nha khoa càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với những trẻ em bị sâu răng hàm.

3. Lưu ý khi chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ

Trẻ em là lứa tuổi chưa có sự ý thức rõ ràng về cách chăm sóc răng miệng, do đó cha mẹ phải là người có trách nhiệm hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng hàng ngày để phòng tránh sâu răng ở trẻ em cũng như các bệnh lý răng miệng khác.

Theo lời khuyên của các chuyên gia răng miệng thì bé lên 3 là lứa tuổi mà cha mẹ đã có thể tập cho trẻ cách chăm sóc răng bằng cách chải răng. Có thể lựa chọn bàn chải lông mềm và kém đánh răng dành cho trẻ em để hướng dẫn bé hoặc bạn có thể dạy cho trẻ chải răng mà không cần dùng kem đánh răng. Ngày 2-3 lần sau bữa ăn, khi trẻ ý thức được việc chăm sóc răng miệng thì các bệnh lý về răng cũng sẽ được hạn chế tối đa.

Nên lưu ý hạn chế cho trẻ ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe răng miệng và sau khi sử dụng nên hướng cho bé súc miệng hoặc chải răng thật sạch.

Chăm sóc răng miệng tốt từ khi còn nhỏ sẽ là tiền đề cho một hàm răng chắc khỏe về sau. Do đó, ngoài các biện pháp vệ sinh hàng ngày, bạn nên đưa trẻ đi thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần để nha sỹ kiểm tra tình trạng răng miệng và có hướng điều trị nếu có bệnh lý phát sinh.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.