Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-sau-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Khắc phục lỗ sâu răng nhỏ hiệu quả

Bệnh sâu răng xảy ra phổ biến ở rất nhiều người, từ trẻ nhỏ cho đến những người trưởng thành. Thông thường, khi bị sâu răng ở giai đoạn đầu tiên rất ít người để ý và phát hiện ra, chỉ khi xuất hiện lỗ sâu răng nhỏ mọi người mới biết mình bị mắc bệnh sâu răng.


Nguyên nhân sâu răng chính và phổ biến gây ra tình trạng xuất hiện lỗ sâu răng nhỏ là do thói quen ăn uống và chế độ chăm sóc bảo vệ răng miệng của người bệnh. Khi ăn những thức ăn có nhiều đường hoặc nhiều tinh bột mà không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công men răng gây sâu răng.

Xem thêm
http://nhasi.edu.vn/phau-thuat-vau-ham-tren.html

Khi mới bắt đầu bị sâu răng bạn sẽ thấy các vệt màu trắng ngà trên răng, sau đó sẽ hình thành lỗ sâu răng nhỏ, lúc này nếu không điều trị ngay vết răng sâu sẽ được lan rộng ra nhiều hơn.

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sâu răng sẽ gây ra nhiều cơn đau nhức sau này, cùng với đó sẽ là một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm kèm theo như viêm nướu, sưng mộng chân răng…



Thời điểm răng sâu xuất hiện lỗ sâu răng nhỏ là giai đoạn thích hợp nhất để chữa trị, bởi lúc này răng mới chỉ chớm sâu, tủy răng vẫn chưa bị ảnh hưởng gì, ngà răng vẫn còn rất chắc khỏe.

Cách khắc phục lỗ sâu răng nhỏ hiệu quả ngay tại nhà

Với trường hợp xuất hiện lỗ sâu răng nhỏ trên răng, nếu không muốn đến gặp các bác sĩ nha khoa bạn có thể áp dụng cách làm liền lỗ sâu răng nhỏ hiệu quả ngay tại nhà dưới đây:

+ Tránh xa đường

Đường không chỉ nuôi dưỡng vi khuẩn, cản trở sự làm sạch tự nhiên của răng, vì thế bạn nên tránh xa đường để lỗ sâu răng nhỏ có thể chữa khỏi mà không bị phát triển bệnh nặng hơn. Có thể thay thế đường bằng mật ong nguyên chất ở lượng vừa đủ bạn nhé.

+ Hạn chế thực phẩm có chứa axit phytic

Axit phytic là một chất chặn khoáng và enzim ức chế có trong các loại ngũ cốc, các loại hạt, đậu… đây là chất gây loãng xương và hạn chế sự hấp thụ của canxi, magie, sắt, kẽm… làm tan khoáng trong xương và răng.

Vì vậy muốn tránh răng bị sâu nặng, răng luôn chắc khỏe bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm có chứa axit phytic để răng luôn chắc khỏe.

+ Nên dùng sữa nguyên chất và thực phẩm giàu dinh dưỡng

Để lỗ sâu răng nhỏ liền lại thì sữa là nguồn cung cấp canxi, vitamin K2, vitamin D3… giúp răng luôn chắc khỏe. Đồng thời bạn nên bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng ăn nhiều rau xanh, hoa quả, phô mai, sữa và những thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu dừa, bơ, dầu oliu…

+ Súc miệng bằng dầu dừa

Mỗi buổi sáng thức dậy bạn nên súc miệng với nước dầu dừa trong khoảng 20 phút, những tinh chất có trong dầu dừa sẽ giúp làm liền lỗ sâu răng nhỏ nhanh chóng chỉ sau 1 thời gian kiên trì thực hiện.

Đang niềng răng bị sâu răng phải làm sao?

Răng sâu là tình trạng răng bị vi khuẩn răng miệng tấn công và làm tổn thương cấu trúc răng từ bên trong, sau đó các lỗ sâu sẽ dần xuất hiện ra bên ngoài. Tình trạng răng sâu nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ nhanh chóng lan truyền chéo sang các răng khác gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, với những đối tượng đang niềng răng mà bị sâu răng thì lại càng phức tạp và gây ảnh hưởng.

Bị sâu răng trong khi niềng răng là vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân đang niềng răng mắc phải. Thường khi vướng vào vấn đề này hầu hết các đối tượng đều rất hoang mang không biết nên xử lí như thế nào. Vậy bị sâu răng trong khi niềng răng thì phải làm sao ?

Xem thêm

Cách xử lí tốt nhất khi gặp phải vấn đề răng sâu trong quá trình niềng răng đó là phải tới nha khoa gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Để bác sĩ kịp thời có phương pháp điều trị nhằm hạn chế được tối thiểu những ảnh hưởng xấu nhất tới liệu trình niềng răng. Đặc biệt là không thể để ảnh hưởng đến hiệu quả sau cùng quá của quá trình nắn chỉnh nha.



Khi răng bị sâu, bản thân nó sẽ yếu dần đi ngay cả khi nó ở trong điều kiện bình thường. Sức khỏe của răng sẽ ” xuống dốc ” nhanh hơn khi mà nó vừa phải thực hiện chức năng ăn nhai bình thường vừa phải chịu lực tác động từ lực kéo từ các mắc cài niềng răng. Bởi lí do đó cho nên răng sâu sẽ thường không đáp ứng được nhu cầu dịch chuyển trong chỉnh nha của bác sĩ.

Khi mà răng sâu nó không đáp ứng được nhu cầu dịch chuyển thì vô hình chung nó sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình niềng răng và đặc biệt là hiệu quả sau cùng.

Một điều mà ai cũng hiểu đó là khi sâu răng, răng sâu sẽ gây ra những cơn đau cho nên bác sĩ sẽ phải giảm bớt lực mắc cài tác động lên răng. Hành động này khiến cho quá trình niềng răng diễn ra chậm hơn. Vì thế, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn bình thường.

Trong trường hợp răng bị sâu khi đang niềng thì bạn nên tới nha khoa mà mình niềng răng để bác sĩ khắc phục, không nên tới nha khoa khác vì quá trinh điều trị răng sâu sẽ phải tháo mắc cài ra mà nếu bác sĩ khác thực hiện và lắp mắc cài lại không đúng với chỉ định lực đang điều trị của bác sĩ cũ thì sẽ xảy ra những tình trạng không mong muốn.

Đau răng ban đêm, chữa như thế nào?

Các cơn đau của bạn thành từng cơn và buốt nhói đến tận óc thì rất có thể bạn đã bị viêm tủy răng, biểu hiện của bệnh lý chính là những cơn đau dữ dội, buốt nhói đến tận óc, thường là đau răng ban đêm.


>>răng bị sâu đen nhiều phải làm sao
>>Nha khoa tốt nhất tại quận 12

Đau răng là triệu chứng mà ai cũng gặp phải không dưới một lần. Đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng mà ta có thể kể đến như sâu răng, viêm nướu, mọc răng khôn, viêm tủy răng… hoặc trong một số trường hợp có thể do chấn thương răng bị sứt mẻ, gãy vỡ hoặc bị tác động mạnh từ bên ngoài.


Đau răng ban đêm là triệu chứng của bệnh gì?




Đặc biệt là khi răng bị kích thích nóng lạnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bạn.

Viêm tủy răng do nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu là biến chứng từ các bệnh khác mà ra. Ta có thể kể đến như sau:

+ Răng bị sâu nặng lâu ngày không được chữa trị, vi khuẩn sản sinh ra axit ăn mòn từ men răng, ngà răng rồi ăn vào tủy răng gây viêm nhiễm, hoại tử và chết tủy.

+ Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ: Một vài trường hợp răng bị tổn thương, phần tủy răng bị lộ ra ngoài, khi này vi khuẩn rất dễ xâm lấn gây viêm tủy răng và làm bạn đau răng ban đêm nhiều.

+ Bệnh viêm nướu: viêm nướu răng trường hợp nặng có thể gây tụt lợi và làm viêm tủy răng.

+ Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc dùng bàn chải cứng, lực chải mạnh hay đánh răng co kéo có thể làm cổ răng bị khuyết. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy răng.

Qua đây, chắc chắn đã xác định được triệu chứng đau răng ban đêm của mình là bị sao và nguyên nhân gây bệnh rồi. Các bác sĩ cũng cảnh báo bạn, viêm tủy răng là bệnh lý hết sức nguy hiểm, hãy chữa trị ngay nếu bạn muốn bảo tồn răng thật và không muốn chịu thêm bất cứ một cơn đau nào.

Nếu đã bị viêm tủy răng, cách duy nhất điều trị là thực hiện lấy tủy viêm và làm giảm áp lực trong buổng tủy để chấm dứt triệu chứng đau răng ban đêm. Sau đó, các ống tủy sẽ được trám bít bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng là nhựa gutta-percha và cuối cùng là phục hình lại bằng hàn trám răng thông thường nếu răng vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu, hoặc chỉ sứt mẻ ít hoặc bọc răng sứ cho trường hợp răng bị vỡ mẻ nhiều.

Triệu chứng đau răng ban đêm do viêm tủy nên được chấm dứt sớm và cần các bác sĩ có tay nghề giỏi chữa trị để tránh những biến chứng không mong muốn mà điển hình là việc lấy tủy và làm sạch ống tủy không triệt để, chắc chắn bệnh sẽ tái phát và còn nặng hơn.


Răng sau khi đã lấy hết tủy viêm sẽ không còn gì có thể mang lại chất dinh dưỡng cho chiếc răng ấy, răng sẽ trở nên giòn, dễ vỡ. Vì thế, tốt nhất là nên thực hiện bọc sứ cho răng và thêm vào đó bạn không nên tác động mạnh vào chiếc răng, tránh ăn nhai thức ăn cứng., thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng, tránh biến chứng nặng không mong muốn.

Được tạo bởi Blogger.