Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Xử lý nhổ răng sữa còn sót chân răng

Đến giai đoạn thay răng, răng vĩnh viễn sẽ trồi lên từ từ và làm tiêu dần chân răng sữa. Chân răng sữa mòn dần nên dẫn đến lung lay. Nếu không tác động lực nhổ thì tới khi mòn hết chân răng, răng sữa sẽ tự rụng. Đây chính là cơ chế thay răng sữa. Chính vì vậy rất khó có trường hợp nhổ răng sữa sót chân răng. 


>>phòng khám răng trẻ em ở Quận Tân Bình
>>Địa chỉ nha khoa uy tín trên đường đinh tiên hoàng


Nhổ răng sữa mà không thấy chân răng đâu. Sau khi nhổ răng sữa thấy một chân răng trắng còn sót lại trong vị trí răng sữa mới nhổ. Như vậy có phải là nhổ răng sữa mà còn sót lại chân răng? Đây là vấn đề rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Thực hư vấn đề nhổ răng sữa còn sót chân răng là như thế nào? Nếu gặp phải trường hợp này thì phải làm sao? Bài viết dưới đây hi vọng chia sẽ phần nào lo lắng của bậc phụ huynh.



1. Nhổ răng sữa còn sót chân răng:

Sau khi nhổ răng sữa không thấy chân răng hoặc thấy chân răng còn rất ít là do răng vĩnh viễn đã làm tiêu chân răng rồi. Trường hợp sau khi nhổ răng rồi vẫn còn thấy chân răng ngay vị trí mới nhổ, không cần phải lo lắng đó có thể là mầm răng vĩnh viễn đang mọc. Chân răng sót chỉ thường xảy ra khi nhổ răng vĩnh viễn hoặc nhổ răng sữa quá sớm chưa tới giai đoạn thay răng.

2. Nếu thực sự nhổ răng sữa bị sót chân răng phải làm sao?

Nếu nhổ răng sữa thật sự sót chân răng cũng không cần phải lo lắng, một thời gian chân răng này sẽ tự trồi lên, đào thải ra ngoài hoặc sẽ bị tiêu dần khi răng vĩnh viễn mọc. Theo các bác sĩ nha khoa, không nên nạo chân răng sữa vì làm như vậy có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Để an toàn và chắc chắc có phải là do răng sữa còn sót lại hay không, tốt nhất đến trung tâm nha khoa chụp X-quang kiểm tra. Thông qua hình ảnh 3D có thể giúp chúng ta biết chính xác có phải chân răng sữa còn sót lại hay không.

Có những trường hợp vì không biết nên nhổ nhầm mầm răng vĩnh viễn. Nếu gặp phải trường hợp này lặp tức trồng lại mầm răng vĩnh viễn, sau một thời kiểm tra tủy răng còn sống hay không. Tuy nhiên trường hợp này chỉ có thể xảy ra nếu như gặp phải một trung tâm “rởm”. 

Một trung tâm uy tín với bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao sẽ không để xảy ra trường hợp đáng tiếc như thế. Để xác định chính xác có phải chân răng sữa còn xót lại không bác sĩ sẽ cho bé chụp X-quang sau đó mới đưa ra phương án điều trị. Chính vì trước khi đến trung tâm nha khoa cần phải xác định xem trung tâm nha khoa đó có thật sự uy tín chất lượng.

Chữa sâu răng ở trẻ em có cần thiết hay không?

Răng sữa tuy không theo bé suốt đời nhưng răng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho răng vĩnh viễn mọc. Nếu răng sữa bị sâu mà nhổ sớm, sẽ dẫn đến việc răng vĩnh viễn bị mọc chậm, mọc lệch lạc.


>>niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu
>>trẻ em có nên niềng răng

Mảng bám chứa vi khuẩn tồn tại trên răng chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến sâu răng ở trẻ em khi môi trường trao đổi giữa men răng và các chất được hình thành trong miệng.

Đường cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự lên men hình thành acid, là nguyên nhân gây phá hủy men răng. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng chủ yếu là Streptococcus mutans hoặc Lactobacillus acidophillus. Những vi khuẩn này dễ dàng có cơ hội phát triển khi các mảng bám không được làm sạch ngay sau khi ăn, đặc biệt là đối với trẻ em – đối tượng chưa biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

1. Chữa sâu răng ở trẻ em có cần thiết hay không?

Thêm vào đó, răng sữa giúp bé ăn nhai bình thường, giúp bé phát âm chuẩn hơn. Trường hợp răng bị sâu không điều trị mà quyết định nhổ bỏ sẽ làm việc ăn uống của bé khó khăn hơn có thể dẫn đến tình trạng bé bị nghẹn hay biếng ăn.



Nếu bé bị sâu răng thì việc tìm cách chữa sâu răng ở trẻ em là điều nên làm, giữ gìn một hàm răng khỏe mạnh cho bé sẽ giúp bé ăn uống tốt ăn, không ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày
2. Cách chữa sâu răng ở trẻ em hiệu quả là gì?

Cách chữa sâu răng ở trẻ em muốn có hiệu quả cần phải dựa vào tình trạng thực tế của bé và tốt nhất là nên điều trị sớm, khi có dấu hiệu chớm sâu, bạn nên đưa bé đến phòng khám nha khoa để điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé sử dụng thuốc, kể cả đông y mà không có sự chỉ định của nha sỹ. Không được tùy tiện mua thuốc bên ngoài để bé sử dụng.

Dùng thuốc điều trị sâu răng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Các thuốc để chấm vào chỗ răng sâu thường là các dung dịch sát khuẩn. Kháng sinh cũng có thể được nha sỹ sử dụng là rodogyl gồm hai chất phối hợp là spiramycin và metronidazol.

Đối với các trường hợp răng sâu nặng, xuất hiện lỗ sâu màu đen, răng bị vỡ, mẻ và đau nhức dữ dội thì ngoài sử dụng thuốc, làm sạch vết sâu cũng cần được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh, làm giảm đau nhức cho bé. Thao tác hàn trám bằng vật liệu nha khoa sẽ giúp tái tạo hình dáng răng bị sâu cũng như ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh trở lại. 

Có thể nói đây là cách chữa sâu răng ở trẻ em hiệu quả nhất. Phương pháp này khá đơn giản và hầu như không gây đau nhức răng cho bé. Thao tác nạo sạch chỗ răng sâu cũng như trám răng chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Có khá nhiều cha mẹ cho răng, trẻ em có răng sâu không cần điều trị bởi răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi răng sâu sẽ ảnh hưởng đến xương ổ răng và quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này không được thuận lợi, răng có thể mọc lệch, khấp khểnh và dễ mắc các bệnh lý răng miệng khác. Do đó, bạn nên đưa bé đi thăm khám răng miệng tại trung tâm nha khoa càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với những trẻ em bị sâu răng hàm.

3. Lưu ý khi chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ

Trẻ em là lứa tuổi chưa có sự ý thức rõ ràng về cách chăm sóc răng miệng, do đó cha mẹ phải là người có trách nhiệm hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng hàng ngày để phòng tránh sâu răng ở trẻ em cũng như các bệnh lý răng miệng khác.

Theo lời khuyên của các chuyên gia răng miệng thì bé lên 3 là lứa tuổi mà cha mẹ đã có thể tập cho trẻ cách chăm sóc răng bằng cách chải răng. Có thể lựa chọn bàn chải lông mềm và kém đánh răng dành cho trẻ em để hướng dẫn bé hoặc bạn có thể dạy cho trẻ chải răng mà không cần dùng kem đánh răng. Ngày 2-3 lần sau bữa ăn, khi trẻ ý thức được việc chăm sóc răng miệng thì các bệnh lý về răng cũng sẽ được hạn chế tối đa.

Nên lưu ý hạn chế cho trẻ ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe răng miệng và sau khi sử dụng nên hướng cho bé súc miệng hoặc chải răng thật sạch.

Chăm sóc răng miệng tốt từ khi còn nhỏ sẽ là tiền đề cho một hàm răng chắc khỏe về sau. Do đó, ngoài các biện pháp vệ sinh hàng ngày, bạn nên đưa trẻ đi thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần để nha sỹ kiểm tra tình trạng răng miệng và có hướng điều trị nếu có bệnh lý phát sinh.

Tẩy trắng răng có hại gì không ?

Tìm hiểu việc tẩy trắng răng có hại gì không? Không phải ai sinh ra cũng có ngay một hàm răng đẹp, trắng bóng như ý. Bên cạnh đó, khi tuổi tác lớn dần hay do những thói quen khác như thường dùng các thức ăn, nước uống có màu sậm, hút thuốc lá… sẽ làm cho màu răng ngày càng sậm dần, gọi là bị nhiễm màu.



Vì thế, công nghệ tẩy trắng răng ra đời, được xem như một phương pháp cải thiện thẩm mỹ hiệu quả, đáng tin cậy.



Tẩy trăng răng ngày càng được nhiều người sử dụng như một phương pháp cải thiện thẩm mỹ hiệu quả. Nhưng phương pháp tẩy trắng răng có thật sự an toàn? tẩy trắng răng có hại gì không cho cơ thể con người. Hãy cùng bác sỹ đi tìm lời giải cho các câu hỏi trên.
Hiện nay, việc tẩy trắng răng chủ yếu theo hai phương pháp :

– Tẩy trắng tại nhà bằng hóa chất.

– Tẩy trắng tại các trung tâm nha khoa bằng hóa chất có nồng độ cao kết hợp với năng lượng ánh sáng (đèn Halogen, đèn Plasma, đèn Laser…)
Tẩy trắng răng có hại gì không cho cơ thể

Nếu từng có ý định đi tẩy răng, chắc hẳn bạn sẽ dạo quanh các website để tìm kiếm thông tin hữu ích trước khi quyết định lựa chọn phương pháp cũng như dịch vụ nha khoa nào phù hợp với mình. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp vô số những thảo luận trên diễn đàn nha khoa, về việc đi tẩy trắng răng có hại gì không, phương pháp làm trắng nào an toàn. Người thì đến gặp nha sĩ và được tư vấn về phương pháp làm trắng răng mới kết hợp giữa thuốc làm trắng răng và chiếu sáng plasma hoặc laser. Chỉ sau một thời gian ngắn , đã có một màu răng trắng ưng ý. Người thì tự ra cửa hàng mua thuốc về nhà dùng.

Bên cạnh đó, ngoài hiệu quả tẩy trắng răng, cũng nên quan tâm đến các tác dụng phụ của liệu pháp này. Không ít người cảm giác răng mình có vẻ nhạy cảm hơn trước, tê buốt hơn khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh. Hoặc là thời gian hiệu quả tẩy trắng răng chỉ có vài ngày, sau đó màu răng lại trở lại như lúc chưa tẩy.
Ý kiến chuyên gia về việc tẩy trắng răng có hại gì không?

Mọi người cần hiểu rõ: tẩy trăng răng (hay làm trắng răng ) là quá trình làm màu răng trắng sáng hơn. Người ta dùng hóa chất để làm răng trắng ra bằng phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng để răng có được màu trắng như khi chưa bị nhiễm màu.

Các sản phẩm tẩy trắng răng tại nhà được bán rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên người dùng phải biết đánh giá chất lượng sản phẩm và theo dõi quá trình tẩy trắng răng sao cho an toàn nhất. Tuyệt đối không dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bác Sỹ khuyến cáo người dùng nên có sự tư vấn và tham gia của bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt.

Nguyên nhân ê buốt răng sau tẩy trắng liên quan đến cơ chế khá phức tạp về dòng chảy của dịch trong ống ngà răng, chứ không phải là do bào mòn răng, hỏng chất răng như nhiều người lầm tưởng. Còn việc thời gian hiệu quả của tẩy trắng răng phụ thuộc rất nhiều vào việc giữ gìn răng miệng của bệnh nhân, đặc biệt trong 24 giờ đầu sau khi tẩy trắng.

Hiện tại Nha Khoa đang áp dụng công nghệ tẩy trắng tiên tiến từ USA, BleachBright. Chỉ mất khoảng 20 phút để đem lại cho bệnh nhân một hàm răng trắng tinh hoàn hảo (thay vì chờ đợi 1-4 tuần như những phương pháp khác). Ngoài ra bệnh nhân cũng không cần lo lắng về cảm giác răng ê buốt, khó chịu, vì BleachBright áp dụng hoạt chất Potassium Nitrate sẽ hạn chế tối đa tình trạng này.
Nếu bạn có ý định tẩy trắng răng, hãy lưu ý những điểm sau:



– Răng tẩy trắng được phải là răng khỏe mạnh ( không sâu, không trám lớn, không giả)
– Độ cải thiện màu trắng thay đổi tùy bệnh nhân, tối đa là 2 độ (tức là tẩy trắng răng không có nghĩa trắng tuyệt đối, mà sẽ cải thiện hơn so với màu cũ)

Được tạo bởi Blogger.