Hiển thị các bài đăng có nhãn cach-lam-giam-rang-ho. Hiển thị tất cả bài đăng

Mách bạn cách nhận biết thế nào là răng hô

Trước hết, với thắc mắc răng hô là gì, răng hô là răng như thế nào? Đó là răng mọc sai lệch, có thế răng không chuẩn so với phương thẳng đứng, chồng chéo lên nhau gây ra tình trạng hô do răng. Cũng có khi răng mọc chuẩn nhưng xương hàm đưa ra quá mức so với trán và mũi cũng dẫn đến tình trạng hô do xương hàm. Hai nguyên nhân răng hô này được xác định chính xác nhất khi được khảo sát bằng máy chụp phim. Nếu bằng mắt thường bạn chỉ có thể ước lượng tương đối.

Những hướng dẫn giúp bạn biết răng hô là răng như thế nào?
Muốn biết răng hô là răng như thế nào bạn hãy quan sát những chiếc răng của mình thật kỹ theo các phương: trực diện, nghiêng trái – phải, thẳng đứng trên – dưới nhờ những chiếc gương. Cũng có cách khác là bạn chụp ảnh khuôn mặt theo các tư thế này. Nhớ là chụp toàn mặt và cận răng. Sau đó thì đối chiếu với những hướng dẫn sau đây nhé:

– Quan sát ảnh cận răng, bạn thấy những chiếc răng không song song tương đối với đường thẳng đứng thì có nghĩa răng bạn bị hô
– Ngậm răng lại và cảm nhận rìa răng hàm dưới không chạm vào khoảng 1/3 mặt lưỡi thân răng hàm đối diện tính từ chân răng xuống thì có nghĩa khuôn răng có sự sai lệch. Sự sai lệch này sẽ bắt nguồn do răng hoặc do xương hàm (khi bạn thấy răng mọc thẳng đúng thế).
Mách bạn cách nhận biết thế nào là răng hô
Mách bạn cách nhận biết thế nào là răng hô

Căn cứ vào những dấu hiệu nhận biết để biết răng hô là răng như thế nào
– Khi bạn ngậm khít hai hàm mà răng hàm dưới ở ngoài răng hàm trên thì chắc chắn là bạn đã bị hô ngược
– Nếu răng mọc sai thế và khấp khểnh hay chồng lên nhau mà vẫn đúng thể thẳng đứng thì chưa chắc bạn bị hô. Lúc này hãy quan sát thêm ảnh chụp nghiêng mặt. Nếu bạn thấy vòm miệng vẫn nhô ra thì bạn bị hô do xương hàm không phải do răng
– Khi khuôn răng rất đều đặn tính trên cùng một hàm nhưng ảnh chụp nghiêng vẫn cho thấy vòm miệng nhô ra thì hẳn nhiên bạn bị bô nhưng không phải do răng mà là do xương hàm đưa ra ngoài.

Với những quan sát ảnh chụp các tư thế thì cũng đủ xác định bạn có bị hô hay không. Nhưng muốn biết tình trạng hô đó là răng gây ra hay không cần những quan sát tỉ mỉ trên đây. Dựa vào đó mới biết được răng hô là gì, răng hô là răng như thế nào, mọc với hình thế ra sao?,…

Cách làm răng bớt hô như thế nào là tốt nhất?
Tương ứng với các dạng răng hô có 4 cách để chữa trị bao gồm: Mài răng, bọc răng sứ, niềng răng và phẫu thuật hàm mặt.

Trong đó, mài răng và bọc răng sứ chỉ áp dụng cho tình trạng hô do 1 -2 răng chìa ra hoặc chồng lên nhau. Răng hô nặng thì cần niềng răng hoặc phẫu thuật hàm mặt tùy theo nguyên nhân. Niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm áp dụng khi bị hô toàn hàm.  Khi nguyên nhân hô là do xương hàm thì cần tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm mới khắc phục được còn niềng răng áp dụng khi nguyên nhân gây hô là do răng:

Niềng răng giúp chỉnh răng hết hô vẩu, khớp cắn chuẩn tỷ lệ với hiệu quả theo đúng lộ trình dự liệu, không xảy ra sai khác.

Dù bạn hô như thế nào, nguyên nhân do đâu ở mức độ nào nhưng nếu được điều trị đều sẽ được bác sỹ giỏi và chuyên sâu trong từng lĩnh vực, đạt trình độ quốc tế điều trị. Đó là hai bí quyết giúp điều trị răng hô thành công tại Trung tâm nha khoa trong nhiều năm nay được khách hàng và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Với phương châm: Nhanh chóng – An toàn – Không đau luôn mang đến cho bạn những dịch vụ chất lượng nhất. Thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm mặt chỉ trong 2-4h chính xác, an toàn, lành thương nhanh chóng và chế độ chăm sóc sau hậu phẫu.

Dùng tay đẩy răng chữa hô có hiệu quả?

Đối với nhiều trường hợp bị hô thì tâm lý chung là không muốn đến các phòng khám nha khoa để chữa trị. Họ thường tìm hiểu những mẹo làm răng hết hô tại nhà mà điển hình là cách dùng tay đẩy răng. Ở độ tuổi đang phát triển thì cách này có cho hiệu quả, tuy nhiên có trường hợp răng bị xô đẩy theo hướng khác không như mong muốn. Còn ở lứa tuổi trưởng thành thì mẹo là răng hết hô này hầu như không mấy hiệu quả.

Xem thêm:

Nếu răng mọc sai lệch, đặc biệt là răng hô thì không thể chữa trị được bằng bất cứ phương pháp thông thường nào. Mẹo làm răng hết hô tại nhà lại càng không thể khắc phục được sự sai lệch này của răng, nhất là khi căn nguyên gây ra răng hô không phải do răng.

Bạn nên biết răng răng hô không chỉ có một kiểu, có thể hô do bản thân những chiếc răng mọc vênh chìa, cũng có thể hô do xương hàm đưa ra quá mức, đôi khi còn vừa hô vừa hô do răng và do cả hàm.

Muốn chỉnh lại tình trạng này đòi hỏi phải can thiệp trước hết vào vị trí và thế mọc của răng, sau đó là can thiệp sâu để chỉnh lại xương hàm. Răng thì có thể chỉnh bằng những khí cụ bên ngoài, nhưng với xương hàm thì chỉ có phẫu thuật với tạo ra được hiệu quả.

Ngay cả khi niềng răng, cũng phải áp dụng kỹ thuật thật đảm bảo mới có thể thể tạo ra được kết quả chỉnh nha tốt nhất. Bạn phải mang mắc cài trên răng trong nhiều ngày và duy trì 24/24h trong ngày theo lộ trình và tính toán kỹ lưỡng.

Trong khi đó, mẹo trị răng hô bằng cách dùng ngón tay đẩy răng không thể duy trì được lực kéo liên tục, dài lâu và bền bỉ được. Hơn nữa, khi răng đã tồn tại cứng chắc trong xương hàm thì lực đẩy của ngón tay không đủ để làm răng di chuyển.

Nếu bạn dùng ngón tay làm mẹo giúp răng bớt hô bằng cách đẩy răng đối với đối tượng là trẻ em thì còn có thể tác động được phần nào đến vị trí của răng nhưng phương pháp chữa răng hô tại nhà này rất không được các nha sĩ khuyến khích bởi hại nhiều hơn là có lợi.

Thay vì nghĩ tới các mẹo chữa răng hô, bạn nên tìm hiểu về cách chữa răng hô tối ưu nhất hiện nay là niềng răng. Công nghệ niềng răng mắc cài 3M UGSL hiện đại theo tiêu chuẩn Pháp và đã chuyển giao độc quyền cho Nha khoa sau nhiều cuộc kiểm định khắt khe về năng lực chuyên môn. Công nghệ này hội tụ được 4 ưu điểm nổi bật sau đây:

Giúp di chuyển răng về vị trí thẩm mỹ, đều đặn và thẳng hàng, đưa khớp cắn về chuẩn tỷ lệ với khuôn miệng hài hòa nhất.

Hiệu quả chỉnh nha được đảm bảo theo đúng lộ trình dự liệu của bác sỹ trong phác đồ điều trị, không xảy ra sai khác và các tình huống cấp cứu do bung tuột sút mắc cài, cả răng và xương đều thích ứng tốt với lực di chuyển răng và đảm bảo ổn định sau khi kết thúc điều trị, Thời gian niềng răng được rút ngắn tối đa so với các kỹ thuật chỉnh nha thông thường.

Nguyên nhân móm ở trẻ và cách giải quyết

Sau khi trẻ trải qua giai đoạn thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn thì đây là lúc rất quan trọng, cha mẹ cần chú ý xem trẻ có bị móm không để có thể can thiệp sớm. Nên đưa trẻ đi niềng răng móm càng sớm càng tốt, để lớn lên thì thời gian chỉnh nha sẽ rất lâu.


Thực ra mọi bệnh lý đều có nguyên nhân gây ra bệnh và đối với vấn đề hàm móm cũng vậy cũng có nguyên nhân gây ra.

Trước tiên chúng ta cần xác định dấu hiệu của trẻ bị móm là khi nhìn vào khuôn mặt sẽ thấy hàm răng dưới bị đẩy ra nhiều hơn so với hàm trên. Răng hàm dưới bị đẩy ra nhiều như vậy là do cấu trúc xương hàm dưới kéo dài ra hơn so với xương hàm trên.

Vậy nguyên nhân chính mà trẻ bị hàm móm là vì yếu tố di truyền. Bên cạnh đó nếu trẻ có tật xấu mút tay hay ngậm bút, cắn môi trên nhiều quá… Những tật xấu này không nhiều thì ít cũng có ảnh hưởng đến hàm răng.

Về cách khắc phục bệnh này thì có giải pháp niềng răng móm. Cha mẹ nên chú ý khi trẻ từ 9 đến 11 tuổi là độ tuổi phù hợp nhất để đi kiểm tra và có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt vì đây là giai đoạn dễ nắn chỉnh hàm răng nhất, càng lớn thì thời gian nắn chỉnh càng lâu hơn. Niềng răng trẻ em bao giờ cũng dễ nắn chỉnh răng hơn so với niềng răng người lớn.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Khắc phục tình trạng hôi miệng do bọc răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu nhất nhằm phục hình răng, tăng cường sức nhai cũng như mang lại tính thẩm mỹ cho hàm răng. Răng sứ được thiết kế phù hợp với răng của bạn, chất liệu sứ sinh học không gây ảnh hưởng gì đến nướu và các răng khác.

Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa dùng để điều chỉnh hàm răng bị hư tổn do sâu răng, sứt mẻ do tai nạn… Răng sứ được điều chế gồm một lớp sứ bao bọc quanh thân răng và cùi răng. Răng có màu giống với răng thật nên rất đảm bảo thẩm mỹ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm với nụ cười tươi, tỏa sáng với những chiếc răng bọc sứ. Điều quan trọng là sau khi bọc răng sứ bạn nên chăm sóc vệ sinh răng bọc sứ như thế nào để khắc phục tình trạng hôi miệng do bọc răng sứ.

Khắc phục tình trạng hôi miệng do bọc răng sứ

Bọc răng sứ có thể gây hôi miệng


Tuy nhiên, một vài trường hợp bọc răng sứ bị hôi miệng. Hôi miệng do bọc răng sứ bị hôi miệng do những nguyên nhân sau:

Răng bọc sứ có khe hở trên bề mặt khiến thức ăn mắc lại dẫn đến hôi miệng

Các cầu răng làm không đúng kỹ thuật gây mắc thức ăn ở ngay phần nhịp cũng dễ bám thức ăn gây ra mùi hôi miệng.

Răng sứ không được gắn sát vào chân răng khiến chân răng bị hở ra và thức ăn mắc vào đó gây ra hôi miệng.

Các loại răng sứ kim loại sau khi một thời gian sử dụng sẽ bị tác động của các loại hóa chất, vi khuẩn dẫn đến việc răng sứ kim loại bị oxy hóa gây ra mùi khó chịu.

Hôi miệng không phải do bọc răng sứ mà do các bệnh răng miệng.

Khắc phục tình trạng hôi miệng do bọc răng sứ

Khắc phục bệnh hôi miệng do bọc răng sứ

Nếu bạn bị hôi miệng không phải do bọc răng sứ mà do bệnh lý thì bạn nên điều trị bệnh nội khoa.

Trong trường hợp bạn bị hôi miệng do bọc răng sứ thì bạn nên đến cơ sở nha khoa để Bác sĩ điều chỉnh răng sứ lại cho hợp lý.

Khi bọc răng sứ bạn cũng vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không bị hôi miệng
Vệ sinh răng bọc sứ như thế nào ?

Đánh răng đều đặn sau mỗi bữa ăn để tránh thức ăn bám dính lại gây vàng ố răng sứ và khiến bạn bị hôi miệng.

Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn, chỉ nha khoa được dùng cho răng sứ là loại chỉ đặc biệt luồn sâu xuống dưới nhịp để làm sạch cầu răng.

Định kỳ cạo vôi răng 6 tháng / 1 lần

Định kỳ khám Bác sĩ nha khoa 6 tháng / 1 lần để Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng sứ, kịp thời khắc phục nếu răng bị hở…

Bọc răng sứ là cách phục hình răng tốt và có nhiều ưu điểm hiện nay. Hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để Bác sĩ kiểm tra tình hình răng của bạn để tư vấn cho bạn phương pháp bọc răng sứ phù hợp. Sau khi bọc răng sứ bạn hãy nhớ chăm sóc vệ sinh răng miệng thật tốt để không phải lo lắng khắc phục hôi miệng do bọc răng sứ.

http://phauthuathamhomom.com/chua-cuoi-ho-loi-co-an-toan-khong/

http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-duoi-lay-lai-nu-cuoi/

Được tạo bởi Blogger.