Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc răng trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Trẻ mọc răng khi nào ?

Có rất nhiều bố mẹ quan tâm đến thời gian mọc răng sữa cũng như mong chờ đến ngày trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy trẻ em mọc răng lúc nào là đúng thời điểm cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!


Sự xuất hiện của răng trong khoang miệng thật ra chỉ là một giai đoạn trong quá trình mọc răng xảy ra liên tục suốt đời của răng. Bộ răng được chia thành răng sữa và răng vĩnh viễn.
Thường thì răng hàm dưới mọc trước răng hàm trên, phái nữ mọc sớm hơn phái nam, trẻ gầy thường mọc sớm hơn trẻ mập.
Trường hợp răng mọc sớm hoặc chậm vài tháng so với thời gian mọc răng được xem là bình thường. Trình tự mọc răng rất quan trọng vì giúp xác định vị trí răng lên cung hàm.

Trẻ em mọc răng lúc nào ? - Dấu hiệu

Trẻ em mọc răng lúc nào?
Trẻ em mọc răng lúc nào?

Trên một nửa trẻ mọc răng có các xáo trộn và người ta vẫn cho rằng, khi mọc răng trẻ sẽ bị sốt, co giật tiêu chảy và viêm họng… Thật ra khi bé mọc răng là một hiện tượng sinh lý bình thường và không liên quan đến các triệu chứng trên. Tuy nhiên khi mọc răng trẻ thường sốt nhẹ, hơi đau, ngủ không yên, chảy nhiều nước bọt, thường cho tay vào miệng. Lý do là do áp lực của răng đang mọc lên toàn cơ thể, trong khi đó do phức hợp thần kinh chưa được tổ chức hoàn chỉnh, cơ thể đứa trẻ không định vị chính xác vùng chịu áp lực. Người ta cũng thấy rằng, khi sốt thì tốc độ mọc răng tăng lên.

Vậy làm gì khi trẻ mọc răng có những triệu chứng vậy? Lúc này có thể cho trẻ nhai một vật gì đó sạch, không nên bôi lên lợi trẻ những loại thuốc tại chỗ bán trên thị trường. Đối với những trẻ quá kích động có thể dùng thuốc trấn an nhẹ.

nhổ răng sữa đúng cách

Chiếc răng sữa đầu tiên mọc là răng cửa giữa hàm trên lúc trẻ được 6 tháng tuổi và chiếc răng sữa mọc lên sau cùng là răng hàm sữa thứ hai lúc trẻ 20 -24 tháng. Bộ răng sữa đầy đủ của trẻ là 20 cái.

Thứ tự mọc răng sữa

Thứ tự mọc răng ở trẻ
Thứ tự mọc răng ở trẻ 

Khi bé mọc răng sữa và kể cả khi bé chưa mọc răng thì việc chăm sóc răng cho bé là việc cần thiết và rất quan trọng. Cần chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách và theo dõi sự mọc răng của bé để phát hiện những điều bất thường và sớm đưa bé đến phòng khám nha khoa .

Nếu như còn thắc mắc nảo về vấn đề trẻ em mọc răng lúc nào thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp.

Phải làm sao khi trẻ bị sưng chân răng ?

Sưng chân răng ở trẻ có thể nằm ở một trong các nguyên nhân sau đây: Nhiệt nóng cơ địa, bệnh lý răng, mọc răng,… Với từng nguyên nhân thì cơn đau sưng sẽ khác nhau. Vậy điều trị sưng chân răng ở trẻ em như thế nào ?

1. Sưng chân răng ở trẻ nguy hiểm như thế nào?


Nướu răng là phần mô mềm bao quanh chân răng bên cạnh hệ thống dây chằng nha chu. Bệnh về viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.

Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám trên răng và cao răng. Vi khuẩn sẽ phát sinh trên các mảng bám này và tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến nướu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm nướu sẽ chuyển thành sưng chân răng, viêm nha chu rất nguy hiểm. Khi viêm nướu diễn tiến thành sưng chân răng thì quá trình điều trị cũng phức tạp hơn.

Sưng chân răng ở trẻ em
Sưng chân răng ở trẻ em 

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác dẫn đến sưng chân răng như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.

Nướu của trẻ bình thường có màu hồng nhưng khi mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nướu, sưng chân răng thì sẽ chuyển sang màu đỏ kèm theo sưng tấy. Sưng chân răng ở trẻ em không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà bệnh bên trong vẫn âm thầm phát triển. Sau đó một thời gian, bệnh sẽ phát lại theo cấp độ nặng hơn, dài ngày hơn. Đến một thời điểm nào đó, bệnh phát nặng sẽ không tự thuyên giảm nữa.

Ở giai đoạn đầu của bệnh lý thì hiện tượng chảy máu chân răng sẽ xảy ra kèm theo hôi miệng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé bạn nhận thấy dấu hiệu này thì không nên coi thường. Khi bệnh sưng chân răng đã phát triển nghiêm trọng thì phần nướu sẽ có xu hướng tách khỏi răng gây tụt lợi, răng có cảm giác như dài ra. Vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập tiết ra độc tố tạo thành các túi mủ, gây tiêu xương răng cũng như phá hủy các tổ chức dây chằng nha chu xung quanh răng.


Trẻ bị sưng chân răng cần có sự thăm khám và chỉ định cụ thể của bác sỹ
Trẻ bị sưng chân răng cần có sự thăm khám và chỉ định cụ thể của bác sỹ

2. Trẻ bị sưng chân răng điều trị như thế nào?


Khác với người lớn, điều trị sưng chân răng ở trẻ sẽ phức tạp hơn bởi trẻ nhỏ chưa có ý thức về răng miệng nhiều và việc sử dụng thuốc cho bé cũng cần hạn chế. Các bậc cha mẹ nên lưu ý không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sỹ.
Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi

Để điều trị sưng chân răng ở trẻ em, có thể bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Lấy cao răng cho trẻ em, đặc biệt là với trẻ mới mọc răng sữa là không khả thi, do đó biện pháp vệ sinh hàng ngày sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc hỗ trợ điều trị tình trạng trẻ bị sưng chân răng. Hãy dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước sôi để nguội, chà vào răng và nướu của bé. Động tác này phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tránh làm bé buồn nôn.

Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, chải răng ngày hai lần sau bữa ăn để tránh tình trạng bé bị sưng chân răng quá sớm. Hướng dẫn bé súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm và giúp tiêu sưng.


Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng tránh tình trạng bé bị sưng chân răng
Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng tránh tình trạng bé bị sưng chân răng

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng thì bạn cũng nên tăng cường các loại vitamin cho bé thông qua các thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe răng miệng. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường. Trong thời gian viêm nhiễm chân răng, tránh các thức ăn quá cứng hoặc dai.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào các bệnh về răng miệng, cần đưa trẻ thăm khám và không dùng các biện pháp chữa trị theo cách dân gian. Tốt nhất nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng, từ đó có cách điều trị phù hợp.


Nếu bạn có câu hỏi nào hay thắc mắc nào về vấn đề sưng chân răng ở trẻ em bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé !

Được tạo bởi Blogger.