Răng hàm là chiếc răng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn nhai nên nhổ răng hàm thường được thực hiện sau khi được bác sĩ cho phép, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn. Nhổ răng hàm tại nhà có an toàn không? Nhổ như thế nào?
- Nhổ răng khôn không đau xem http://benhvienranghammatsaigon.vn/nho-rang-khon-khong-dau.html
- Mọc răng khôn có ý nghĩa gì xem TẠI ĐÂY
- Răng khôn là gì không phải ai cũng biết xem TẠI ĐÂY
Răng hàm là những chiếc răng thực hiện chức năng ăn nhai quan trọng nhất trong khoang miệng. Vì vậy, nhổ răng hàm chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết không thể duy trì răng được nữa vì nhổ răng hàm ảnh hưởng rất nhiều đến các khu thần kinh.
Răng hàm được chỉ định nhổ trong các tình huống sau đây:
+ Răng hàm bị sâu nặng không thể phục hồi.
+ Răng hàm bị viêm (tủy, chóp) gây đau đớn cho bệnh nhân.
+ Răng hàm mọc ngược, mọc ngầm, răng hàm thừa.
CÓ CÁCH NHỔ RĂNG HÀM TẠI NHÀ KHÔNG?
Nhổ răng hàm cần phải có một môi trường vô khuẩn, dụng cụ vô khuẩn để tránh nhiễm trùng – đây là điều lo ngại nhất trong điều trị nha khoa nói riêng và trong điều trị y tế nói chung.
Việc tự ý nhổ răng hàm ở nhà sẽ không thể đảm bảo được những yếu tố cần thiết kể trên nên nguy cơ nhiễm trùng là điều dễ xảy ra. Một khi để xảy ra nhiễm trùng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, mặc dù răng hàm bị lung lay nhưng vẫn còn bám dính rất sâu ở dưới xương ổ răng. Bác sĩ cần phải gây tê và có sự hỗ trợ của những dụng cụ cần thiết mới nhổ được, vì thế không có cách nhổ răng hàm tại nhà có thể đảm bảo an toàn cho bạn cả, tốt là nên đến các trung tâm nha khoa uy tín.
Bạn cũng không nên áp dụng các cách nhổ răng hàm tại nhà được chia sẻ trên những trang mạng xã hội vì nhổ răng hàm rất dễ gây ra tai biến nghiêm trọng như chảy máu ồ ạt, chấn thương hoặc thậm chí gây tổn thương vùng hàm mặt nếu làm sai thao tác. Hơn nữa nếu nhổ răng mà không đảm bảo vệ sinh vô trùng thì hậu quả thật khó lường.
Nhổ răng hàm tại phòng khám thế nào?
Thông thường sau khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang hoặc chụp phim 3D trước tiên nhằm xác định cấu trúc răng hàm như thế nào, hình dạng, vị trí của răng có tác động đến dây thần kinh hay không rồi mới quyết định nhổ. Nhổ răng hàm được thực hiện trong vòng 15 – 20 phút với dụng cụ cơ bản là kìm và nạy nha khoa. Bác sĩ sẽ tác động trực tiếp làm đứt các dây chằng nha chu, phân tách răng ra khỏi tổ chức quanh răng và xương ổ răng, giúp lấy răng hàm ra một cách nhẹ nhàng và không gây đau buốt. Công nghệ nhổ răng nha khoa mới cũng hạn chế xâm lấn, do đó không gây nên bất kỳ tổn thương nào cho nướu hay dây thần kinh.
Nhổ răng hàm yêu cầu sau nhổ không sót lại chân răng, bệnh nhân không bị sốt. Nếu phát hiện chân răng còn sót có thể khắc phục giảm đau như bình thường, còn chân răng nên để xử lý sau, tránh việc cố moi được chân răng sót gây đau hơn cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp chân răng sau một thời gian sẽ tự trồi lên thì việc nhổ bỏ sẽ nhẹ nhàng hơn.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét