Các loại Soda, Trà, cà phê, đồ uống có ga và rượu vang đỏ theo thời gian, các axit, hợp chất trong đồ uống gây mòn răng và làm cho của trẻ em dễ bị đen răng. Nước ép trái cây loại nước ép tối màu như mạn việt quất, nho… có chứa chất màu cũng làm răng trẻ nhuộm màu. Hay như các loại kem, nước sốt cà chua, cà ri, nước tương cũng làm cho răng xỉn màu.
Chú ý: Không phải vì thế mà không cho trẻ ăn, uống những sản phẩm có chất dinh dưỡng cao mà cha mẹ chỉ cần cho trẻ hạn chế sử dụng đối với đồ uống nóng, lạnh làm cho men răng yếu ớt của trẻ thoái hóa nhanh hơn . Vì vậy Ba mẹ nhớ Chờ cho đến khi đồ uống ấm mới cho trẻ dùng. Khi cho trẻ uống đồ uống có tính axit nhiều như nước cam… có thể dùng ống hút để lượng nước uống ít tiếp xúc với răng trẻ hơn . Sau khi cho trẻ ăn, uống nên cho trẻ xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội. http://chamsocrangtreem.vn/chon-ban-chai-danh-rang-cho-be-theo-nhung-tieu-chi-nao/
Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa không đúng. Nếu một bệnh nhân không đánh răng và dùng chỉ tơ thường xuyên, có nhiều khả năng mảng bám và các thức ăn nước uống có màu sẽ gây ra đổi màu răng.
Bệnh tật.
Một số bệnh ảnh hưởng đến men răng và ngà răng có hay như điều trị một số tình trạng bệnh nhất định cũng có thể ảnh hưởng đến màu răng. Ví dụ, xạ trị và hóa trị liệu vùng đầu và cổ có thể gây làm cho răng chuyển màu. Ngoài ra, một số nhiễm trùng ở các bà mẹ mang thai có thể gây ra răng xỉn vàng ở trẻ sơ sinh bằng việc ảnh hưởng đến sự phát triển của men răng.
- Đôi khi, sự đổi màu răng là kết quả của những bệnh nghiêm trọng hơn, như nhiễm trùng tái phát hoặc bệnh tim.
- Bệnh nguyên hồng cầu huyết trẻ sơ sinh gây tăng bilirubin máu bẩm sinh, vàng da làm cho răng sữa trẻ có màu xanh da trời hoặc xanh lá cây, đôi khi có màu nâu. Màu răng bị nhiễm sắc nhạt dần nhìn rõ ở các răng cửa.
- Bệnh hẹp ống dẫn mật cũng làm răng trẻ có ánh màu xanh lá cây
- Bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrine di truyền hoặc mắc phải làm tăng porphyrine trong máu => lắng đọng porphyrine ở các mô, xương, răng rùi đào thải ra ngoài tuy nhiên nó làm cho răng có màu nâu đỏ (thường là răng sữa)
Thuốc.
Các kháng sinh tetracycline và doxycycline đã được biết đến là làm vàng răng khi cho trẻ em uống trong giai đoạn răng vẫn đang phát triển (trước 9 tuổi). Những nước súc miệng có chứa chlorhexidine và clorua cetylpyridinium cũng có thể làm răng nhiễm màu nâu xám. Thuốc kháng histamin (như Benadryl), thuốc chống loạn thần. Khi bà mẹ mang thai sử dụng các loại kháng sinh trên có thể làm trẻ khi sinh ra răng bị chuyển màu.
Thời gian quan trọng nhất để tránh dùng tetracyclin là từ 4 tháng trong bụng mẹ cho đến khi 9 tuổi.
Một số vật liệu nha khoa.
Một số vật liệu được sử dụng trong nha khoa, chẳng hạn như phục hồi amalgam, đặc biệt là các vật liệu có chứa bạc sulfide, có thể tạo ra một màu xám đen cho răng. Vệ sinh răng miệng không đầy đủ là một nguồn phổ biến của sự hình thành mảng bám và vàng răng.
Tuổi. Theo sự tăng dần của tuổi tác, lớp ngoài của men răng bị mòn đi, lộ ra màu vàng tự nhiên của ngà răng. http://chamsocrangtreem.vn/ho-ham-ech-co-chua-duoc-khong-bac-si-tu-van/
Di truyền. Một số người chỉ đơn giản là có men tự nhiên sáng hơn hay dày hơn so với những người khác. Có những Trẻ sinh ra với men răng yếu có răng dễ nhiễm màu hơn.
Môi trường.
Nhiễm quá nhiều fluoride, hoặc từ các nguồn môi trường như nồng độ fluoride cao tự nhiên trong nước, hoặc do ăn phải quá nhiều florua trong những năm tạo răng, chẳng hạn như các chế phẩm fluoride, nước súc miệng, kem đánh răng có thể dẫn đến rối loạn khoáng làm tăng men dưới bề mặt và có thể gây 1 số đốm nâu và trắng hay màu nâu đen ở răng hoặc làm cho răng biếnmàu vàng xỉn màu.
Chấn thương Răng
Ảnh hưởng từ một cú ngã có thể làm rối loạn quá trình hình thành men răng ở trẻ nhỏ có răng vẫn đang phát triển nó có thể gây ra sự đổi màu răng của trẻ.
Sau chấn thương trong vòng 2-3 tuần răng thường bị đổi màu do bị xung huyết, áp lực buồng tủy tăng → đứt mao mạch → phá vỡ hồng cầu → giải phóng các sắc tố, lắng đọng trong ống ngà làm cho răng có màu ánh hồng ban đầu. Nếu tủy răng phục hồi được màu răng sẽ nhạt dần còn hơi vàng . Nếu răng bị hoại tử thì trông răng sẽ có màu xám đen hoặc xám sẫm.
Nguồn : http://chamsocrangtreem.vn/
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét