Thuốc và cách chữa nấm miệng cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp ở trẻ em. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh không khó nhưng nếu mẹ chủ quan không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm cho trẻ.






Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi thường có biểu hiện dễ nhận biết. Phụ huynh chỉ cần quan sát sẽ thấy một số biểu hiện chính bao gồm:

– Xuất hiện màng trắng bám vào niêm mạc miệng và lưỡi

– Trẻ có cảm giác vướng víu, đau dẫn đến khó nuốt, quấy khóc khi bú

– Trẻ sút cân

– Có trường hợp trẻ bị sốt nhẹ

Thuốc và cách chữa nấm miệng cho trẻ sơ sinh

>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại Tân Bình

Các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh nấm miệng cho trẻ sơ sinh

– Thuốc nystatin: đây là thuốc kháng sinh được dùng chủ yếu để chữa tưa lưỡi cho trẻ nhờ có tác dụng tốt và gần như không gây độc tố, dùng phù hợp cho các lứa tuổi, các trường hợp trẻ nhỏ suy yếu và ngay cả khi dùng kéo dài vì thuốc không đi vào máu. Thuốc được dùng cả dạng dung dịch và dạng viên bao đường bằng cách: nếu là thuốc dạng dung dịch thì dùng bằng cách rơ lưỡi cho trẻ 4 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng 100.000 đơn vị và dùng trong 1 tuần; với thuốc dạng viên dùng để pha với nước muối sinh lý tỉ lệ 1 viêm thuốc và 1ml nước muỗi để rơ lưỡi cho trẻ.

– Thuốc miconazol: dùng để trị tưa lưỡi do nấm. Thuốc dùng bôi tại chỗ dưới dạng gel rơ miệng nồng độ 2%. Không dùng thuốc này khi trẻ bị dị ứng với miconazol, trẻ có bệnh về gan, trẻ không thể nuốt. Việc dùng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn hoặc đôi khi tiêu chảy, viêm gan, mẩn ngứa… Chính vì thế, phụ huynh cần thận trọng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ cách dùng đúng cách và liều lượng hợp lý.

– Thuốc kháng nấm toàn thân, dùng trong trường hợp trẻ đã dùng thuốc rơ miệng và chống nấm bằng đường uống mà vẫn không khỏi.

Phụ huynh cần chú ý không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng. Không sử dụng mật ong, nước vắt chanh để bôi lên lưỡi có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Cách chữa nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Dùng rau ngót

Rau ngót có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Khi trẻ bị tưa lưỡi, các mẹ lấy rau ngót rửa sạch (có thể ngâm qua nước muối hoặc tráng bằng nước sôi để nguội cho thật sạch). Sau đó dùng cối giã hoặc máy xay xay nhuyễn chắt lấy nước cốt. Dùng khăn thấm nước này và lau lưỡi cho bé. Đây là cách làm rất thông dụng để chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả cao.
Nước trà xanh

Trà xanh có tính kháng khuẩn, khử trùng và thanh nhiệt giải độc rất tốt. Do đó, dùng trà anh chữa tưa lưỡi cho trẻ tại nhà cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên, phụ huynh chú ý chỉ nên dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên nhé.

Cách dùng: bạn lấy lá trà xanh rửa sạch và đun sôi (lưu ý cho vài hạt muối). Dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã để nguội để lau lưỡi cho bé.
Sử dụng nước muối loãng

Pha nước muối loãng bằng nước sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối. Lau miệng cho bé nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng. Nước muối nổi bật có khả năng sát trùng, kháng khuẩn làm sạch lưỡi một cách an toàn. Hơn nữa lại có thể áp dụng cho bất kỳ lứa tuổi nào và đều mang lại hiệu quả cao. Đây cũng là một cách phòng và chữa bệnh răng miệng đơn giản mà hiệu quả.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.