Sâu răng làm bé kén ăn phải làm sao?

Theo số liệu thống kê trong nha khoa, tại Việt Nam có đến 85% trẻ em có độ tuổi từ 6 – 8 tuổi bị mắc bệnh sâu răng. Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể, thẩm mỹ và khả năng phát âm của trẻ. Trong đó, sâu răng làm bé kén ăn là trường hợp rất thường gặp khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Vậy, sâu răng làm bé kén ăn phải làm sao để khắc phục. Bạn hãy tham khảo bài viết để biết cách xử lý tốt nhất, giúp bảo vệ sức khỏe của con trẻ nhé.Sâu răng làm bé kén ăn – Nguyên nhân do đâu?


Trẻ em mọc răng lúc nào (http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-moc-rang-khi-nao-la-dung-thoi-diem/)
Chữa đau răng trẻ em (http://chamsocrangtreem.vn/cach-chua-dau-rang-tre-em-cuc-nhanh-va-hieu-qua/)


Bệnh sâu răng (phá hủy câu trúc răng) là bệnh lý răng miệng rất thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Sâu răng ở trẻ em xảy ra khi vi khuẩn sống trong khoan miệng của bé hấp thụ các chất đường, tinh bột bám trên răng và tiết ra axit để ăn mòn men răng, ngà răng , tủy răng.

Bệnh sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm lợi, viêm tủy, tủy hoại tử, răng bị ê buốt – đau nhức khi ăn nhai, mất răng hoặc sâu răng làm bé kén ăn… làm ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt thể chất, trí tuệ và tinh thần của bé. Các chuyên gia nha khoa cho biết, bệnh sâu răng ở trẻ em xuất từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Chế độ vệ sinh răng miệng kém: Những thói quen xấu của trẻ như không chải răng thường xuyên, không dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, chải răng không đúng cách, chải răng không sạch, không vệ sinh lưỡi, không sử dụng nước súc miệng để sát khuẩn sau khi chải răng… là nguyên nhân chính khiến tạo ra các mảng cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.


Chế độ vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng làm bé kén ăn.

Trẻ sử dụng nhiều thực phẩm – đồ uống có đường: Các loại thực phẩm hoặc đồ uống có đường là người đồng minh của các vi khuẩn gây bệnh sâu răng trong miệng của trẻ. Bạn có biết rằng, sau khi trẻ ăn hoặc uống những thực phẩm có đường khoảng 15 phút, vi khuẩn sẽ hấp thụ những chất đường này và tiết ra axit phá hủy mô răng. Vì thế, nếu trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt: bánh quy, kẹo dẻo, nước ngọt, chocolate, bánh kem, kem… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng ở trẻ và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng sâu răng làm bé kén ăn.

Trẻ ăn uống nhiều thực phẩm có chứa axit: Việc cho trẻ ăn uống nhiều thực phẩm có chứa tính axit như nước ép từ các loại quả chanh – quýt – bưởi, dưa chua, dâu tây, bánh mì, đồ uống có gas soda… là nguyên nhân hàng đều gây bệnh sâu răng ở trẻ. Bởi vì, tính axit trong các thực phẩm, đồ uống này sẽ làm hỏng men răng của trẻ, khiến răng yếu đi và dễ nhiễm bệnh khi bị vi khuẩn tấn công.

Trẻ bị khô miệng: Nước bọt trong khoan miệng giúp ức chế sự tăng trưởng của các mảng bám cao răng, nếu trẻ đang gặp phải tình trạng khô miệng ( lượng nước bọt tiết ra không đủ để miệng cảm thấy ướt) thì nguy cơ mắc bệnh sâu răng sẽ tăng cao. Ngoài ra, khô miệng còn gây ra nhiễm trùng răng, thay đổi vị giác, làm suy giảm chức năng của răng…

Nghiến răng khi ngủ: Nhiều trẻ nhỏ có thói quen nghiến răng khi ngủ. Việc nghiến răng khi ngủ nếu bị kéo dài liên tục thì sẽ khiến răng bị tổn thương, mòn men răng… Điều này khiến răng dễ bị vi khuẩn tấn công và gây sâu răng.


Sâu răng làm bé kén ăn – Phương pháp điều trị hiệu quả

Việc chọn phương pháp điều trị tình trạng sâu răng làm bé kén ăn sẽ tùy thuộc vào đổi tuổi của trẻ và mức độ nghiệm trọng của chiếc răng sâu. Bệnh sâu răng ở trẻ có thể được khắc phục hoàn toàn nếu được phát hiện sớm.

Nếu trẻ bị sâu răng ở mức độ nhẹ: Vi khuẩn tiết ra axit tấn công men răng, bề mặt răng xuất hiện những đốm trăng, trẻ không có cảm giảm đau nhức. Trong giai đoạn này, bác sĩ áp dụng phương pháp tái khoáng phần răng bị sâu cho trẻ bằng cách sử dụng dung dịch gồm các chất: calcium, phosphate, fluorine đổ vào vùng răng bị sâu. Phương pháp này giúp kích thích men răng khôi phục lại hoàn toàn, không gây đau đớn, điều trị răng không sang chấn. Đồng thời, bạn có thể thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống của trẻ, nhằm ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

Nếu trẻ bị sâu răng ở mức độ nặng: Axit vi khuẩn tiết ra đã ăn vào ngà răng và tủy răng, biểu hiện thường thấy là bề mặt răng xuất hiện lỗ màu nâu hoặc đen, lợi bị sưng tấy – đau nhức – chảy máu, hơi thở hôi, sâu răng làm bé biếng ăn… Trong giai đoạn này, bác sĩ thực hiện hàm trám răng sâu cho trẻ. Đầu tiên, bác sĩ tiến hành loại bỏ hoàn toàn các mô bệnh, làm sạch sâu chiếc răng cần điều trị. Sau đó, dùng vật liệu nhân tạo: Amalgam, kim loại, GIC, Composite để trám bít lỗ sâu, nhằm ngăn chặn vi khuẩn phát triển khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp quá nghiêm trọng, cấu trúc của răng bị phá hủy gần hết, tủy bị hoại tử và đã bị hư hỏng nặng không thể phục hồi, bác sĩ bắt buộc phải áp dụng phương pháp nhổ bỏ răng sâu.


Cách phòng tránh tình trạng sâu răng làm bé kén ăn hiệu quả

Để trẻ luôn có hàm răng khỏe mạnh – đều đẹp, đồng thời ngăn ngùa hiệu quả tình trạng sâu răng làm bé kén ăn. Bạn nên quan tâm đếnnhững vấn đề sau:

– Nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, từ 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng của trẻ, hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách và sau mỗi lần chải răng xong thì bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước sát khuẩn, nhằm ngăn chặn vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

– Đưa trẻ đi khám răng định kì 6 tháng/ lần. Việc khám răng định kì sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe răng miệng của con trẻ, phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh sâu răng để từ đó có những can thiệp kịp thời.

– Hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống quá nhiều thực phẩm có chứa axit, đường và tinh bột. Nên bổ sung nhiều trái cây và rau vào thực đơn của trẻ, giúp răng miệng và hệ thống tiêu hóa phát triển khỏe mạnh.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.