Có nên đánh răng ngay sau khi ăn xong?

Theo quan niệm thông thường, có lẽ không có lựa chọn nào tốt hơn là đánh răng sau mỗi bữa ăn, đặc biệt khi thức ăn và đồ uống để lại cảm giác khó chịu trong miệng của bạn. Đánh răng sau khi ăn mang đến cho bạn cảm giác sạch sẽ trong miệng và tích cực phòng tránh sâu răng.


>>làm thế nào để hết sâu răng
>>ba bau bi sau rang

Tuy nhiên, nếu đánh răng ngay sau khi ăn uống thì liệu bạn có làm hư răng của chính mình hay không?

Tiến sĩ Peter Alldritt, chủ tịch Ủy ban Sức khỏe Răng miệng thuộc Hiệp hội Nha khoa, cho biết điều trên có thể xảy ra, đặc biệt nếu sau khi bạn ăn hoặc uống những thứ có chứa chất a-xit như đồ uống có đường, rượu vang, các loại quả chua hoặc nước ép hoa quả.

“Hoa quả, đặc biệt là nước cam hoặc chanh, dấm, đồ uống tăng lực, nước ngọt có ga đều có hàm lượng a-xít rất cao. Các loại đồ uống này có thể làm mềm men răng”, tiến sĩ Peter Alldritt giải thích. “Nếu đánh răng ngay sau lúc ăn uống, lớp men răng bị mềm đi dễ bị tổn thương”.





Vậy thì giải pháp tốt nhất để bảo vệ răng miệng của bạn là như thế nào?

Theo các chuyên gia, bạn nên chờ ít nhất khoảng 30 phút sau bữa ăn mới đánh răng để giúp miệng có đủ thời gian tiết ra nước bọt để trung hòa tính a-xít. Lượng nước bọt này giúp răng chắc lại và hấp thụ thêm can-xi, hình thành một lớp áo giáp bảo vệ cho răng.

“Nước bọt chứa can-xi và ion phốt-phát. Răng cũng chứa những ion này. Vì vậy nước bọt đóng vai trò giống như nơi chứa can-xi và phốt-phát cho răng”, tiến sĩ Alldritt cho biết. “Nước bọt còn chứa các enzyme và các chất làm trung hòa a-xít và chuyển độ kiềm (pH) trong miệng về tỉ lệ trung tính sau một thời gian”.

Bạn nên đặc biệt tránh đánh răng nếu vừa sử dụng thức ăn hoặc đồ uống chứa a-xít xi-trích, loại a-xít thường thấy trong hoa quả, và a-xít phốt-pho-ric, thường có trong thành phần nước ngọt có ga. Các loại đồ uống chứa cả hai loại a-xít này như nước ngọt có ga vị chanh khó có thể được trung hòa bằng nước bọt.

Bảo vệ men răng

Men là lớp vỏ mỏng nhưng cứng bao bọc bên ngoài răng để bảo vệ các bộ phận bên trong răng bao gồm ngà và tủy răng. Chỉ một phần nhỏ độ dày men răng, khoảng vài phần milimet, nếu bị mất đi sẽ không thể phục hồi.

Một trong những nguyên nhân chính gây mất men răng là do tiếp xúc với đồ ăn hoặc thức uống có chứa a-xít. Quy trình mòn răng này sẽ khiến ngà răng lộ ra và răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng hơn.

“Ngà răng có chứa nhiều lỗ nhỏ chứa những dây thần kinh bé xíu. Như vậy, răng sẽ rất nhạy cảm nếu mất lớp men răng”, ông Alldritt cho biết.

Một khi răng trở nên nhạy cảm hơn thì có thể khiến bạn bị đau mỗi khi ăn uống những loại thực phẩm và thức uống quá nóng hoặc quá lạnh, thậm chí bị đau cả khi đánh răng. Các dấu hiệu gây mòn răng khác bao gồm răng chuyển sang màu vàng, răng mẻ hoặc mòn đi.

Men răng cũng có thể bị tổn thương khi bạn nghiến răng, đánh răng quá mạnh hay nhai những vật cứng.

Ông Alldritt cho rằng chúng ta cần có ý thức bảo vệ toàn bộ lớp men răng của mình.

Nếu bạn thích đồ ăn hoặc đồ uống chứa a-xít, bạn nên:

- Súc miệng bằng nước sạch sau khi ăn hoặc uống (việc này sẽ giúp giảm lượng a-xít trong miệng).

- Nhai kẹo cao su không đường (kẹo cao su không chỉ cho hơi thở thơm mát mà còn kích thích tiết nước bọt).

- Ăn một miếng phó-mát cứng (phó-mát có thể giúp tiết nước bọt và chất can-xi trong phó-mát có thể bổ sung lượng can-xi làm chắc răng).


Đánh răng tốt nhất khi nào?

Trên thực tế, đôi khi bạn vẫn cần đánh răng ngay, nhất là sau khi bạn ăn những món ăn dính như kẹo que, ca-ra-men hay hoa quả khô.

Các loại thức ăn trên không chỉ có hàm lượng đường cao mà còn dễ dính vào kẽ răng. Chất đường dính vào những nơi này càng lâu thì các lỗ sâu răng càng dễ hình thành trong lớp men răng.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.