kháng thể chống lại vi khuẩn gây sâu răng

Bênh sâu răng và viêm lợi từ lâu đã được chứng minh là có liên quan mật thiết tới yếu tố vi khuẩn trong miệng. Cụ thể là, vi khuẩn S.mutans được cho là yếu tố khởi phát gây bệnh sâu răng ở người lớn và trẻ em, vi khuẩn P.gingivalis được cho là yếu tố quan trọng hàng đầu gây ra các vấn đề về lợi nướu và quanh răng.

Trong các yếu tố gây bệnh về răng lợi (nướu), yếu tố vi khuẩn là yếu tố khó loại trừ nhất, và khi loại trừ cần thận trọng hơn cả. Kháng sinh có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, như trong trường hợp sưng đau, viêm nướu lợi, kháng sinh là một thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh giúp mau hồi phục. Tuy nhiên kháng sinh cũng gây ra không ít phiền toái cho người sử dụng như tạo ra vi khuẩn đề kháng kháng sinh, ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn bình thường trong khoang miệng, đường ruột dẫn tới các rối loạn trong cơ thể như nhiễm nấm miệng, đi ngoài, loét miệng…

Nước súc miệng có chứa Clohexidine cũng là một lựa chọn được các hãng sản xuất khuyến cáo giúp tiêu diệt vi khuẩn, tuy nhiên, tại Nhật Bản, nhà chức trách đã cấm lưu hành các loại nước xúc miệng có chứa Clohexidine do xác nhận mối liên hệ giữa việc sử dụng Clohexidine và ung thư khoang miệng. Ngoài ra, vị cay, mùi hương của nước súc miệng cũng không phải là dễ chịu với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… Tất nhiên biện pháp đánh răng là ưu tiên hàng đầu trong việc vệ sinh răng miệng, nhưng cũng không thể giúp giải quyết vấn đề vi khuẩn một cách trực tiếp, triệt để.


Một số công trình nghiên cứu khoa học đã đề xuất sử dụng vaccine để phòng ngừa sâu răng và viêm lợi nướu, viêm nha chu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một bước tiến rõ rệt nào trong vấn đề này. Thay vào đó, các nhà khoa học đang dồn sự chú ý sang một hướng nghiên cứu.

Sau khi xác định được men Gtase của vi khuẩn S.mutans là yếu tố quan trọng nhất khởi phát quá trình sâu răng và men Gingipain của vi khuẩn P.gingivalis là yếu tố then chốt gây các vấn đề quanh răng, viêm lợi nướu, người ta gây miễn dịch cho gà để tạo kháng thể IgY chống lại các loại men trên. Kết quả là tạo ra kháng thể Ovalgen DC chống lại men Gtase của vi khuẩn S.mutans, kháng thể Ovalgen PG chống lại men Gingipain của vi khuẩn P.gingivalis. Nhờ khả năng ức chế chọn lọc trên các đối tượng vi khuẩn gây bệnh nên giúp kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cũng như khả năng gây bệnh của chúng. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên người bệnh tại Nhật Bản và cả Việt Nam về khả năng ức chế vi khuẩn S.mutans và P.gingivalis của kháng thể Trong các nghiên cứu khách quan đều cho thấy tỷ lệ 2 loại vi khuẩn trên ở nhóm sử dụng Ovalgen DC và Ovalgen PG giảm nhiều hơn tới 4 lần so với nhóm không sử dụng kháng thể đặc hiệu.

Quan trọng là kháng thể không ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật bình thường trong cơ thể và không gây ra hiện tượng đề kháng thuốc nên có thể sử dụng như một biện pháp chăm sóc răng nướu hàng ngày cùng các biện pháp khác như đánh răng, sử dụng chỉ tơ nha khoa….

Chính nhờ khả năng ức chế vi khuẩn một cách chọn lọc, không gây đề kháng, an toàn khi sử dụng lâu dài cho mọi đối tượng mà kháng thể đã được người dân Nhật Bản sử dụng như một biện pháp bảo vệ răng lợi hàng ngày giống như biện pháp đánh răng trong hàng chục năm nay. Tỷ lệ người dân mắc bệnh răng lợi cũng giảm xuống rõ rệt kể từ khi người dân có ý thức tốt trong việc chăm sóc răng lợi bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.