Cách trám răng hàm dưới như thế nào ?

Sâu răng là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, do không có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Sâu răng hàm dưới không chỉ gây đau nhức mà còn khiến người bệnh khó khăn trong ăn uống. Vậy cach tram rang ham duoi như thế nào ?


SÂU RĂNG HÀM DƯỚI LÀ GÌ?

Sâu răng hàm dưới là sự phá hủy của các mô răng thật (bao gồm cả ngà và men răng) dưới tác động của vi khuẩn và acid phân hủy. Nguyên nhân của tình trạng sâu răng do vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến các tích tụ vi khuẩn trên bề mặt răng, từ đó phá hủy các liên kết và dẫn đến đau nhức, sưng tấy.

CÁC NHẬN BIẾT SÂU RĂNG HÀM DƯỚI
Khi bị sâu răng hàm dưới, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện 1 lỗ nhỏ nhưng sẽ to dần và lan rộng theo thời gian nếu không được chữa trị. Trong khi sâu răng cửa có thể nhận biết bởi chỉ xuất hiện ở cạnh cắn 2 bên, sâu răng hàm thường khó nhận ra hơn vì bị khuất tầm nhìn, chỉ khi cảm thấy đau buốt người bệnh mới xác định được.

Do đó, nếu răng hàm bị sâu thì mặt rãnh mặt nhai sẽ đen trước tiên, sau đó vết sâu lan rộng, vỡ ra thành miếng lớn. Cũng có trường hợp các lỗ sâu này hình thành ở thân răng và tiến dần vào bên trong ngà răng và cuối cùng là tủy răng.

kiêng ăn gì khi trám răng

CÁCH ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG HÀM DƯỚI


Hiện nay sâu răng nếu được phát hiện kịp thời sẽ rất dễ chữa trị, các phương pháp chữa sâu răng gồm:

+ Trám răng: Đây là cách thường được áp dụng để nạo bỏ mô răng sâu sau đó hàn trám. Giúp phục hồi hình thể răng và ngăn ngừa sự tăng nặng của bệnh lý. Việc trám bít vật liệu vào chỗ răng sâu có hai tác dụng cơ bản là phục hình lại cấu trúc cho răng đã bị tổn thương và ngăn ngừa các tác nhân có hại bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn xâm nhập đến răng. Cách này thao tác khá đơn giản sẽ giúp hỗ trợ điều trị răng sâu khá nhanh và hiệu quả.

+ Bọc răng sứ: Nếu trường hợp đã bị viêm tủy hay viêm chóp cần lấy tủy lâu dài sau đó lấp ống tủy và hàn trám hoặc bọc răng sứ lại để phục hồi răng.

+ Nhổ răng: Tình trạng răng bị vỡ mẻ quá mức, gây viêm tủy và viêm chóp răng với dấu hiệu lan xuống xương ổ răng thì mới nên nhổ bỏ.

Nếu như còn thắc mắc nảo liên quan đến cách trám răng hàm dưới thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.