Những điều cần biết khi nhổ răng sữa

Ngày nay tỉ lệ sâu răng sữa ở trẻ em rất cao và cần phải thực hiện nhổ răng. Bài viết sau đây xin chia sẻ nhung dieu can biet khi nho rang sua cho trẻ mà bậc phụ huynh cần lưu tâm để có sự chuẩn bị tốt và tạo sư thoải mái cho trẻ.


Tuổi mọc và thay răng của trẻ?


Độ tuổi mọc răng và thay răng của trẻ được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:

Tuổi mọc và thay răng sữa ở trẻ em
Tuổi mọc và thay răng sữa ở trẻ em 


– Răng sữa mọc vào trong xoang miệng khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ em có đủ bộ răng sữa gồm 20 răng (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới).

– Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

– Chân răng sữa tiêu dần khi đi đến tuổi thay, răng vĩnh viễn thay thế mọc dần lên thế vào vị trí răng sữa.

– Trẻ em từ 6-11 tuổi hiện diện cả răng sữa và răng vĩnh viển trên cung hàm, gọi là răng hỗn hợp (denture mixte)
điều trị sưng chân răng trẻ em

Buộc phải thay răng sữa khi nào?


Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên thay răng sữa cho trẻ trong các trường hợp sau:
Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, hư tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
Răng sữa đến tuổi thay, lung lay hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.

Răng vĩnh viễn mọc dần làm tiêu chân răng sữa
Răng vĩnh viễn mọc dần làm tiêu chân răng sữa


NHỮNG BÉ NÀO KHÔNG NÊN NHỔ RĂNG SỮA?


Các bác sĩ nha khoa khuyên không nên nhổ răng sữa cho trẻ em trong các trường hợp sau:
Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.
Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ
Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.

Răng sữa bị sâu nặng cần điều trị
Răng sữa bị sâu nặng cần điều trị


NÊN NHỔ RĂNG SỮA CHO TRẺ EM Ở ĐÂU?


Khi bé được 18 tháng tuổi trở nên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp theo dõi quá trình mọc răng của trẻ cũng như phát hiện sớm các bệnh răng miệng như sâu răng. Không nên cho bé nhổ răng quá sớm vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khuôn mặt và tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc chỉnh nha niềng răng sau này.

Nhổ răng trẻ em không hề đơn giản như chúng ta vẫn hay nghĩ. Đã có rất nhiều trường hợp ba mẹ tự nhổ răng ở nhà cho con gây nhiễm trùng, rách nướu…Vì vậy bạn nên tìm hiểu những lưu ý khi nhổ răng trẻ em để con trẻ mình có được sự thoải mái và an toàn nhé.



Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.