Định nghĩa sâu răng là gì?

Sâu răng là một căn bệnh đơn giản nhưng nguyên nhân dẫn tới sự phổ biến của nó bắt nguồn từ chính người bệnh. Thông thường vi khuẩn sâu răng tấn công vào những ngõ ngách, kẽ hở ở răng mà khó có thể tự mình nhìn thấy. Do người bệnh thường chủ quan, ít đi kiểm tra răng định kỳ và chỉ đến khi người khác phát hiện hoặc có dấu hiệu đau nhức hàm, người bệnh mới đến nha sĩ thì lúc đó răng đã bị tổn thương trầm trọng bởi vi khuẩn sâu răng.

Sâu răng là một trong các bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Có tới gần 1,5 tỷ người bị sâu răng, chiếm hơn 20% dân số trên toàn thế giới. Tại Việt Nam có tới 75% người trưởng thành bị sâu răng, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở độ tuổi 6-8 là 25%, 54% ở độ tuổi từ 9-11, 68,6% ở độ tuổi từ 15-17, và tới 90% ở độ tuổi trên 45.


Sâu răng là một bệnh lý không hồi phục, phá hoại cấu trúc của răng. Nếu không được chữa trị, sâu răng có thể biến chứng thành đau răng, nhiễm trùng và mất răng. Người bị sâu răng có lỗ hổng trên bề mặt răng do sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa vô cơ (tinh thể Canxi) của men răng và ngà răng.

Bệnh sâu răng đã xuất hiện từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học phát hiện ra xương và răng hóa thạch của loài người thượng cổ chưa có bệnh sâu răng, khoảng 10.000 năm trước công nguyên thì bệnh sâu răng xuất hiện.

Lịch sử của bệnh sâu răng

Vào thời gian khi khoa học chưa tìm ra nguyên nhân và cách điều trị thì sâu răng rất phát triển ở những quốc gia có nền công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh, sử dụng nhiều đường để làm bánh kẹo hơn là những quốc gia tiêu thụ ít đường. Người dân Esquimo ở Bắc Cực và thổ dân da đỏ ngày trước sống xa thành thị và nền văn minh kém hơn các nước châu Âu Mỹ thì tỉ lệ sâu răng rất thấp (chỉ 0,2%). Trong khi các nước Âu Mỹ thì tỷ lệ sâu răng gần như 100% vào các thập niên 1940-1950, trung bình một người dân trưởng thành có từ 5 đến 8 răng sâu.

Từ năm 1945 đến nay, sau nửa thế kỷ thực hiện chương trình cho Flour vào nước muối ở các nước tiên tiến trên thế giới, kết hợp với các chương trình phòng chống, số lượng người mắc bệnh sâu răng đã giảm xuống rõ rệt, tỷ kệ sâu răng giảm hơn một nửa và trung bình trẻ em ở lứa tuổi 12 ở một số quốc gia châu Á chỉ còn đến từ 1 đến 2 răng sâu so với thế hệ bố mẹ (3 đến 4 răng sâu).

Từ những minh chứng cụ thể trên, ta có thể thấy bệnh sâu răng gắn liền với sự phát triển của nền văn minh con người, gắn liền với chất đường, tinh bột. Vi khuẩn lên men chất đường và chất bột tạo thành axit lactic xâm nhập dần dần vào cấu trúc của răng.


Mặc dù tỷ lệ tử vong của bệnh nhân sâu răng thấp hơn nhiều so với các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, ung thư….bệnh Sâu răng vẫn được liệt kê vào trong danh sách các tai họa lớn của loài người bởi vì chi phí điều trị cho bệnh nhân sâu răng rất lớn. Mỗi năm chi phí để điều trị sâu răng ở Mỹ là 12 tỷ USD. Tại những đất nước đang phát triển, việc phòng và điều trị sâu răng không phải là mục tiêu chính của ngành y khoa bởi vì chi phí điều trị tương đối lớn và cơ sở vật chất còn hạn chế.

Một người bị mắc bệnh sâu răng sẽ có phần mô cứng của răng bị hủy hoại bao gồm: men răng, ngà răng, tủy răng. Sâu răng đi từ ngoài vào tạo nên hố sâu, dần dần hố sâu to ra và phá hủy cấu trúc của răng làm răng bị hoại tử, thối gốc, răng sẽ không được cung cấp các chất cần thiết từ tủy.

Nếu không điều trị sâu răng đúng phương pháp, bệnh sẽ gây ra nhiều tai biến, lúc đó răng không giữ được chức năng, biến dạng và cuối cùng sẽ phải đào bỏ đi. Đây còn là “ác mộng” ghê gớm hơn đối với những chiếc răng vĩnh viễn.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.