Trồng răng giả tháo lắp là một trong những phương pháp nha khoa nhằm phục hình lại những chiếc răng đã mất, thay thế những chiếc răng đã mất thực hiện những chức năng như cải thiện chức năng ăn uống và thẩm mỹ. Đây là phương pháp rất thích hợp với những trường hợp bị mất nhiều răng và có mức chi phí khá rẻ.
Các loại hàm tháo lắp
Vậy trồng răng giả tháo lắp có những ưu và nhược điểm gì?
Khi bạn bị mất nhiều răng mà xương hàm yếu hay không đủ điều kiện để thực hiện làm răng giả cố định như việc thực hiện làm cầu răng sứ hay cấy ghép implant thì trồng răng giả tháo lắp là một lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên thì loại này có chức năng nhai kém hơn so với trồng răng cố định.
Trồng răng tháo lắp chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian ngắn. Thường là khoảng 3 – 5 năm, bạn phải thay hàm mới, do quá trình tiêu xương sinh lý và sự thoái hóa tự nhiên của hàm giả làm cho hàm giả không còn phù hợp. Có rất nhiều loại hàm tháo lắp mà bạn có thể lựa chọn như răng hàm dẻo tháo lắp hoặc hàm trên khung kim loại. Hàm dẻo tháo lắp thì có mức chi phí rẻ, được làm bằng nhựa dẻo nha khoa nên có độ co kéo tốt, giúp ôm sát vào nướu và có thể dễ dàng tháo lắp khi cần. Tuy nhiên thì độ bền chắc của hàm dẻo tháo lắp kém hơn so với hàm trên khung kim loại.
Ưu và nhược điểm của trồng răng giả tháo lắp:
Ưu điểm:
- Chi phí thấp hơn so với phương pháp trồng răng cố định
- Chất liệu hàm an toàn, lành tính với cơ thể
- Dễ dàng sử dụng, tháo lắp để vệ sinh răng miệng.
- Quy trình thực hiện trồng răng giả tháo lắp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Nhược điểm:
- Hàm tháo lắp sau một thời gian sử dụng sẽ không còn bám chắc vào nướu nữa gây ảnh hưởng đến khả năng nhai, hoặc có thể gây tổn thương đến nướu.
- Phải thường xuyên tháo lắp để vệ sinh, gây bất tiện, nếu vệ sinh không tốt có thể gây nên các bệnh lý về răng miệng.
- Trồng răng giả tháo lắp không hạn chế được tình trạng tiêu xương hàm.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét