Bên cạnh biện pháp phục hình cố định như làm cầu sứ, cấy ghép răng implant thì trồng răng giả tháo lắp cũng là một phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Trồng răng giả tháo lắp là gì?
Đây là 1 trong những phương pháp phục hình răng hư tổn. Trồng răng giả tháo lắp sử dụng hàm tháo lắp được làm bằng nhựa hoặc nhựa kim loại gắn vào thay thế cho răng bị mất. Hàm giả tháo lắp có thể tháo ra lắp vào để vệ sinh, phương pháp này thích hợp cho người già không còn răng.
Trồng răng giả tháo lắp áp dụng cho trường hợp nào?
Đa số trường hợp phục hình bằng hàm tháo lắp là do yêu cầu của bệnh nhân và khách hàng để phù hợp với đặc điểm tuổi tác và chi phí. Đôi khi, trồng răng giả tháo lắp được nha sỹ chỉ định:
+ Mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.
+ Mất từ 3 răng trở lên không muốn làm cầu răng sứ hay trồng răng Implant.
+ Được chỉ định kết hợp với đặt Implant trong trường hợp mất răng toàn hàm
Các loại trồng răng giả tháo lắp
Thông thường trồng răng giả tháo lắp có 2 loại hàm giả tháo lắp: hàm tháo lắp bán phần và hàm tháo lắp toàn phần.
1. Trồng răng giả tháo lắp bằng hàm bán phần:
Đây là hàm giả tháo lắp thay thế cho một hoặc vài răng bị mất. Hàm giả sẽ tựa lên một số răng còn lại và trên xương hàm. Với các kĩ thuật phổ biến :
+ Hàm khung: Nền hàm làm bằng khung nâng đỡ răng giả và nướu giả đồng thời trên hàm có các móc để giữ dính hàm trên miệng.
+ Hàm nhựa (acrylic): nền hàm làm bằng nhựa nâng đỡ răng giả và nướu giả.
2. Trồng răng giả tháo lắp bằng hàm toàn phần:
Là hàm giả tháo lắp thay thế cho toàn bộ răng mất được làm bằng nhựa (acrylic). Răng trên hàm giả chủ yếu là răng làm bằng chất liệu nhựa (composite), trong một vài trường hợp có thể sử dụng răng sứ. Răng bằng nhựa sẽ bị mài mòn dần hoặc bị đổi màu trong quá trình sử dụng.
Trồng răng giả tháo lắp được thực hiện như thế nào?
Sau đây là quy trình trồng răng giả tháo lắp chuẩn bao gồm 4 bước tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ tiến hành thăm khám tình trạng khoang miệng của bệnh nhân, xem xét số lượng răng bị mất. Tình trạng xương hàm như thế nào để xác định bạn có phù hợp với phương pháp này hay không. Sau đó tư vấn cho bệnh nhân biết ưu điểm và quy trình làm hàm tháo lắp.
Tiếp theo, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng của bạn để thu thập các số liệu cần thiết về màu sắc, hình dáng. Sau đó chuyển qua cho kỹ thuật viên chế tạo hàm tháo lắp. Tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn áp dụng kỹ thuật chế tạo hàm tháo lắp bằng công nghệ 3D giúp hàm tháo lắp đạt được độ chính xác tuyệt đối, khít sát với cung hàm thật, không gây vướng víu khó chịu cho người sử dụng.
Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng, cạo vôi đánh bóng răng nhằm loại bỏ những cặn thức ăn và vi khuẩn trong răng. Đây là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo cho quy trình trồng răng giả tháo lắp được thực hiện thành công và cho kết quả lâu dài.
Để chắc chắn nhất, trước khi lắp hàm tháo lắp chính thức, bác sĩ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn sẽ tiến hành lắp thử hàm giả trên cung hàm của bệnh nhân để kiểm tra độ chênh lệch, khít sát chưa và màu sắc, hình dáng như thế nào. Nếu hàm tháo lắp đáp ứng được các điều kiện thì bác sĩ mới tiến hành lắp chính thức. Và sau đó nắn chỉnh cho vừa khung hàm sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất. Cuối cùng là hướng dẫn cho bạn cách tháo lắp răng tại nhà và lên lịch hẹn tái khám định kỳ.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét