Trong trường bạn bị mất răng và đã quyết định sử dụng phương pháp cấy ghép implant để phục hình lại răng đã mất thì bệnh nhân cần phải đáp ứng về mặt chất lượng xương hàm nếu để điều kiện mới có thể tiến hành cấy ghép.
Hợp kích thước của xương hàm được bác sĩ nha khoa chuẩn đoán là nhỏ, sóng hàm mỏng không đủ độ dày và chiều cao thích hợp,thì trong trường hợp này bệnh nhân sẽ được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng một biện pháp hỗ trợ đó chính là cấy ghép xương.Nếu vẫn cố gắng phục hình răng trong tình trạng xương không đủ yêu cầu sẽ làm tăng nguy cơ thất bại rất cao.
Những ai cần phải ghép xương?
Những vùng xương hàm bị mất răng do bệnh nha chu, nhiễm trùng hoặc chấn thương,Với những tác nhân trên nếu trong một thời gian dài không được chữa trị thì tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra và nếu để càng lâu thì tiêu xương càng nhiều.
Vì vậy, khi bạn đã có quyết định dùng cấy ghép implant mà đã được bác sĩ nha khoa chuẩn đón là tiêu xương thì cần xác định trước khả năng sẽ phải tiến hành ghép xương để hỗ trợ cho quá trình cấy ghép implant thành công.
Khi nào cần ghép xương tự thân hoặc ghép xương nhân tạo?
Khi xảy ra tình trạng tiêu xương do mất răng quá lâu thì các bác sĩ nha khoa sẽ cung cấp cho bệnh nhân 2 giải pháp để có thể tái tạo và phục hồi lại phần xương đã bị tiêu đó là ghép xương nhân tạo và ghép xương tự thân.
Ghép xương nhân tạo thường được áp dụng trong những trường hợp xương hàm bị tiêu xương ở cấp độ nhẹ ,chỉ bị tiêu một phần xương ổ răng. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng ghép bột xương nhân tạo để tái tạo xương không cần phải phẫu thuật nên có thể tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân.
Ghép xương tự thân được được áp dụng trong trường hợp mức độ tiêu xương quá nặng hoặc bệnh nhân không thể thích ứng với bột xương. Ở giải pháp này, cơ chế lành thương sẽ diễn ra một cách nhanh hơn, dễ dàng tích hợp xương tại vị trí bị tiêu xương.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét