Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc-nho-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhổ răng khểnh liệu có ảnh hưởng gì không?

Người ta thường gọi răng khểnh là răng nanh hay răng số 3, tuy nhiên theo như em mô tả thì có thể là răng số 4 (răng hàm nhỏ). Việc quyết định xử lý ra sao sẽ khác nhau giữa răng số 3 và răng số 4. Do đó, em nên đi khám nha khoa để được bác sỹ khám trực tiếp và tư vấn cụ thể.


Răng khểnh thực chất nằm ở vị trí răng nanh và thường mọc chếch lên nướu răng và nhô hẳn ra ngoài so với các răng khác. Răng khểnh mang lại nét duyên, đặc biệt cho các bạn gái, tuy nhiên trong một số trường hợp răng khểnh gây nên khá nhiều phiền toái. http://hoichinhnha.edu.vn/hieu-suat-cat-got-xuong-ham.html


Có khá nhiều trường hợp răng khểnh mọc lệch hẳn ra ngoài gây kém thẩm mỹ hoặc đôi khi mọc thành thế 3 răng, khi thức ăn giắt vào kẽ răng, lâu ngày tạo thành các mảng bám thì đây sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát sinh và gây bệnh. Không ít các bệnh nhân gặp phải tình trạng sâu kẽ ở vị trí răng khểnh khi giữ gìn vệ sinh răng miệng không tốt.


Nhổ răng khểnh chỉ được chỉ định trong trường hợp răng khểnh bị bệnh lý như sâu răng hoặc gây viêm nha chu quá nặng không thể bảo tồn cũng như có nguy cơ gây ảnh đến răng kế cận mà thôi. Nếu như răng khểnh có thể bảo tồn thì tốt nhất không nên nhổ mà bạn có thể khắc phục bằng cách niềng răng khểnh. Phương pháp này đòi hỏi thời gian cũng như mức chi phí khá cao nhưng có thể bảo tồn được răng thật một cách tối đa. http://caygheprangimplant.org/got-cat-xuong-ham/

Trong trường hợp, răng khểnh gây ảnh hưởng đến các răng khác thì tốt nhất nên nhổ bỏ để tránh những nguy cơ tiềm ẩn. Việc nhổ răng khểnh có nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của bạn. Nha sỹ sẽ cần phải chụp X quang để tác định tình trạng răng khểnh, từ đó mới có chỉ định cụ thể nhất.

Việc nhổ răng nếu được thực hiện với kỹ thuật hiện đại thì rủi ro là không đáng kể và cơ bản an toàn với sức khỏe nên bạn có thể yên tâm.

Sau khi nhổ răng khểnh mà tạo nên khoảng trống trên cung hàm thì trồng răng sẽ cần được tính toán một cách cụ thể nhất. Tốt nhất là bạn nên cấy ghép implant cho răng mất bởi đây là kỹ thuật phục hình răng một cách hiệu quả, không làm tổn hại đến các răng kế cận do không cần mài cùi như cách làm cầu răng. Phần trụ implant cấy vào xương hàm và lắp răng sứ lên trên có chức năng thay thể như một chiếc răng giả nên đảm bảo ăn nhai tốt và có thể hạn chế tình trạng tiêu xương hiệu quả.

Mọc răng khôn có ý nghĩa gì đặc biệt không

Răng khôn chắc hẳn đã quá quen thuộc với mọi người, thường ở độ tuổi trưởng thành. Vì sao gọi là răng khôn? Mọc răng khôn có ý nghĩa gì đặc biệt hay không? Khi mọc răng khôn bạn nên làm gì để giảm đau? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

ý nghĩa của việc mọc răng khôn
Mọc răng khôn bị đau nhức chủ yếu là do răng bị mọc lệch, mọc ngầm.

Tại sao gọi là răng khôn?

Có nhiều ý kiến cho rằng, được gọi là răng khôn vì răng mọc sau cùng, vì mọc trễ nên nó rất khôn…Thực chất thì trên cung hàm, cấu tạo của mỗi răng ở mỗi vị trí nhất định đều đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, răng khôn cũng vậy. Răng khôn cũng không khác gì với 8 răng cối còn lại,  răng khôn sẽ mọc bên cạnh những chiếc răng hàm đảm đương chức năng thẩm mỹ cũng như ăn nhai. Khi 28 răng trước đã mọc kín trên cung hàm thì phần xương hàm còn trống cuối cùng là chổ để răng khôn mọc.

 Mọc răng khôn có ý nghĩa gì không?

– Răng khôn thường mọc ở những người trưởng thành, độ tuổi mà bạn đã khôn lớn, tự có thể nhận thức được mọi thứ, có lẽ vì đó mà nó được lấy tên là răng khôn. Trải quá quá trình tiến hóa lâu dài, xương hàm của con người dần thu hẹp, đã không còn đủ chổ cho răng khôn. Sự hiện diện của răng khôn hầu như không có ý nghĩa về mặt thẫm mỹ hay chức năng, hay nói cách khác là răng khôn sẽ mang lại nhiều phiền toái cho bạn hơn khi chiếc răng khôn của bạn mọc không ngay ngắn.
Nên làm gì khi mọc răng khôn?
 Răng khôn mọc ở cuối hàm nên để vệ sinh sạch sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vì mọc sau cùng nên răng khôn phải chen chúc, len lỏi theo xương hàm trồi lên là một trong những nguyên nhân chính mà đa số răng khôn mọc lệch lạc, nghiêng ngả, thậm chí mọc ngầm trong xương hàm. Các biến chứng thường xảy ra khi mọc răng khôn  như viêm lợi trùm, sưng đau khi răng khôn mới nhú lên sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của bạn. Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để tạm thời hết cơn đau:
– Sau khi ăn bạn nên vệ sing răng miệng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa để lấy sạch các thức ăn còn thừa ở kẽ răng.
– Sử dụng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý có bạn tại các nhà thuốc để súc miệng sẽ giúp sát khuẩn, kháng viêm rất tốt
– Sử dụng đá lạnh để chườm ngoài má, tại vùng sưng đau sẽ giúp nhanh chóng giảm sưng đau hiệu quả
Những giải pháp trên chỉ là những cách tạm thời để bỏ qua những cơn đau từ răng khôn. Bạn nên đến để Bác sĩ khám và tư vấn hướng điều trị cụ thể cho trường hợp của bạn

      Với những thông tin về mọc răng khôn có ý nghĩa gì đặc biệt không hay nên làm gì khi mọc răng khôn sẽ giúp bạn có cách xử lý phù hợp khi mọc răng khôn

Nhổ răng nên ăn gì để vết thương mau lành

Câu hỏi 

Chào Bác sĩ! Tôi muốn tư vấn nhổ răng hàm nên ăn gì? Vì tôi mới nhổ răng hàm xong, ăn uống vẫn bình thường nhưng mấy ngày nay những răng xung quanh bỗng dưng bị ê buốt, gây đau đớn khó chịu. Bác sĩ có thể tư vấn giúp trường hợp của tôi nên làm thế nào không? Rất cảm ơn Bác sĩ! (Hồng Anh - Tây Ninh)

 Trả lời 
Chào bạn Hồng Anh! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “nhổ răng hàm kiêng ăn gì?” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau:
Để đánh giá một ca nhổ răng hàm thành công, ngoài yếu tố công nghệ và tay nghề của Bác sĩ thì quá trình chăm sóc răng như thế nào để tránh ê buốt không ảnh hưởng xấu đến các răng bên cạnh cũng quan trọng không kém. Đặc biệt, vấn đề nhổ răng hàm nên và kiêng ăn gì hay nên ăn gì để giữ khuôn răng của bệnh nhân chắc khỏe luôn được các Bác sĩ Nha khoa KIM tư vẫn kỹ sau một ca thực hiện.
nhổ răng hàm xong nên ăn gì
Nhổ răng hàm kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho răng nhất? là vấn đề nhiều người thắc mắc

Nhổ răng hàm nên kiêng ăn gì?

Nhổ răng hàm kiêng ăn gì? hay nhổ răng hàm xong nên ăn gì? là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi nếu áp dụng tốt các nguyên tắc ăn uống sau thì răng hàm của bạn chắc chắn sẽ khỏe mạnh.
  • Tránh các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh, các món có độ bám màu cao như trà, cà phê, sô-cô-la…dễ tạo mảng, hoặc hòa tan vào máu đông giắt vào vùng mới được nhổ, khó vệ sinh và gây ê buốt.
  • Việc nhổ răng hàm kiêng ăn gì còn được áp dụng cho các loại thực phẩm dễ tạo vụn nhỏ như bánh quy, các loại hạt, bánh quy, khoai tây chiên, gà rán… Bởi các thực phẩm này rất dễ bám vào các khoảng trống trong vùng răng mới nhổ, tạo mảng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Tránh tuyệt đối các món ăn quá cứng, quá dai gây tác động không tốt đến sức khỏe răng miệng.
  • Tránh tác động mạnh vào vị trí răng hàm mới nhổ, đồng thời hạn chế ăn cay, dùng thức uống có ống hút sau đó.
Lưu ý thêm: Nếu chẳng may thức ăn còn vắt lại ngay vùng mới nhổ, tuyệt đối không dùng cọ hay tay để lấy thức ăn. Nên dùng một miếng gạc thật sạch và ướt chậm nhẹ nhàng để lấy đi những vụn thức ăn. Phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, biểu hiện ê buốt khó chịu, cháy máu kéo dài hơn 4 tiếng và bị sốt thì đến ngay trung tâm nha khoa để được điều trị kịp thời.
Nhổ răng hàm nên ăn gì?
Sau khi ca nhổ răng hàm kết thúc, trong ngày đầu tiên bạn nên ăn các món mềm, dễ ăn như cháo, mỳ, thạch, súp, các loại khoa tây nghiền, trứng (chú ý nên để nhiệt độ dễ ăn, không để nóng). Để tăng sức đề kháng cho cơ thể và dinh dưỡng sau phẩu thuật, bạn nên dùng các loại nước ép, sinh tố trái cây từ cam, dâu, xoài…Đặc biệt không kiêng cử các loại thịt bò, thịt heo, cá… mà vẫn ăn bình thường nhưng nên nhớ thái nhỏ, nghiền hoặc hầm để dễ ăn và hạn chế việc dùng lực nhai quá nhiều.
Ngoài vấn đề nên hay không nên ăn gì sau quá trình nhổ răng hàm thì việc áp dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn an toàn cũng giúp bạn hạn chế tối đa vấn đề ê buốt, đau đớn. Khác với thao tác dùng kim nạp truyền thống gây nhiều ê buốt thì nay công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome tại Nha khoa KIM sẽ khắc phục hoàn toàn những nhược điểm đó. Nhổ răng không cần tác động sâu xuống xương hàm mà vẫn có thể lấy được tận gốc chân răng, với tỷ lệ xâm lấn ít, nhanh lành thương.

Biến chứng của nhổ răng khôn

Có không ít những biến chứng sau khi nhổ răng khôn có thể xảy ra nếu như nha sỹ không xác định được cụ thể tình trạng của bệnh nhân cũng như quy trình nhổ răng không tuân theo những nguyên tắc nhất định. 

Răng khôn khi mọc thường có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương ở xung quanh bởi thế răng mọc lệch, mọc ngầm nguy hiểm. Tình trạng sâu răng, hôi miệng do răng khôn ở trong cùng của hàm lại mọc lệch hoặc bị trùm lợi nên rất khó vệ sinh. Mặt nhai của răng số 7 và răng số 8 bị chênh nhau tạo thành hình chữ V, tại vùng này thức ăn đọng ở 2 kẽ răng chính là nguồn nuôi dưỡng vi khuẩn và gây tình trạng viêm kẽ răng, sâu răng, hôi miệng.
biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là giải pháp tối ưu giải quyết tình trạng mọc lệch, mọc ngầm
Ngoài ra, thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh gây nên cảm giác đau nhức kéo dài. Nếu như răng khôn húc vào răng số 7 kế bên thì nguy cơ phải nhổ răng số 7 là rất cao.
+ Chảy máu kéo dài
Theo quy trình thì sau khi nhổ răng khôn chắc chắn sẽ có biến chứng sau khi nhổ răng khôn là tình trạng chảy máu sẽ xảy ra và bác sĩ sẽ cho bệnh nhân cắn gòn cầm máu liên tục trong những giờ sau đó, tình trạng này sẽ hết sau khi nhổ răng một vài giờ. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp nha sỹ không thể lường trước được những biến chứng và tình trạng chảy máu xảy ra kéo dài nhiều giờ sau khi nhổ răng. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, nếu bạn gặp phải tình trạng này, tốt nhất nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám lại càng sớm càng tốt.

+ Tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh là một trong những biến chứng sau khi nhổ răng khôn, điều khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng nhiều nhất trước khi quyết định nhổ răng khôn. Điều này có liên quan đến thế răng tức là hình dạng và vị trí của răng thường mọc lệch, mọc ngầm nên có thể đâm vào dây thần kinh dưới xương ổ răng. Khi tổn thương thần kinh sau hậu phẫu xảy ra có thể gây ra đau đớn, một cảm giác ngứa ran và tê ở lưỡi, môi dưới, cằm, răng và nướu răng.
+ Nhiễm trùng hậu phẫu
Nhiễm trùng hậu phẫu cũng là một biến chứng thường gặp. Có những biến chứng nhiễm trùng có thể được kiểm soát bằng các biện pháp đơn giản như rửa bằng nước muối nóng hàng ngày, tuy nhiên có không ít trường hợp cần sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng nha khoa. Thậm chí, đối với trường hợp nhiễm trùng hậu phẫu quá nặng thì bệnh nhân cần tới bệnh viện để được nha sỹ trực tiếp theo dõi và điều trị. Việc tự ý sử dụng thuốc tại nhà đôi khi không mang lại kết quả, đặc biệt là khi việc chăm sóc vệ sinh răng miệng không tốt.
Trên đây là những biến chứng sau khi nhổ răng khôn mà bệnh nhân có thể gặp phải khi chế độ chăm sóc răng miệng không tốt. Muốn hạn chế biến chứng của nhổ răng khôn thì tốt nhất bạn nên thực hiện nhổ răng tại các trung tâm nha khoa có uy tín với công nghệ hiện đại, giúp giảm các rủi ro có thể xảy ra.
Với phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome thế hệ mới sẽ loại bỏ tối đa những biến chứng sau khi nhổ răng khôn. Đầu máy Piezotome nhẹ nhàng đi quanh cổ răng, các mũi siêu âm sắc bén chuyển động linh hoạt với tần số chọn lọc từ 28-36 Khz sẽ tác động trực tiếp làm đứt các dây chằng nha chu, phân tách răng ra khỏi tổ chức quanh răng và xương ổ răng. Việc tác động đến nướu và xương ổ răng hầu như không có nên có thể hạn chế tối đa được các biến chứng nhổ răng như đau nhức hay chảy máu kéo dài.
Trên thực tế, phương pháp nhổ răng kiểu mới này đã được áp dụng khá phổ biến tại các bệnh viện răng hàm mặt lớn trên thế giới và đều cho những kết quả tốt, không ghi nhận các biến chứng sau hậu phẫu. Nha khoa đã tiến hành điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân bằng phương pháp mới với tỉ lệ thành công rất cao và nhận được những phản hồi hài lòng với chất lượng dịch vụ, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhổ răng khôn an toàn, giảm đau nhức tối đa.

Nhổ răng sữa cho trẻ như thế nào để an toàn

Mọi đứa trẻ đều trải qua giai đoạn thay răng sữa, đây là thời điểm quan trọng, quyết định đến cấu tạo hàm và hình thái của răng trưởng thành sau này. Do đó, nhổ răng sữa cho trẻ như thế nào để an toàn bài viết sau sẽ tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.

1. Cách nhổ răng sữa cần dựa vào quy luật thay răng cụ thể?

20 răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ (dưới 30 tháng tuổi). Những chiếc răng này rồi sẽ lần lượt được thay thế bằng răng trưởng thành. Nhưng bạn đừng nghĩ vì thế mà răng sữa không quan trọng. Nó chính là “bộ nhá” đầu tiên cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Răng sữa còn giúp cho xương hàm phát triển bình thường trong thời gian đầu nhờ động tác ăn nhai nhẹ nhàng. Răng sữa còn giúp trẻ phát âm bình thường không bị ngọng.
có nên nhổ răng sữa cho trẻ em không
Cách nhổ răng sữa đúng thơi điểm cho trẻ nhỏ có ý nghĩa lớn đối với quá trình mọc răng sau này
Răng sữa đến lúc bị thay thế sẽ tự động rụng đi theo một quy luật rất đặc biệt. Dưới mỗi một răng sữa sẽ có một mầm răng trưởng thành mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng sữa. Khi chân tiêu hết thân răng bên trên sẽ rụng đi và chiếc răng trưởng thành trồi lên kịp thời. Đó là sự thay thế răng sữa đúng lúc.
Tuy nhiên, tiến trình thay thế này đôi khi không thuận lợi và buộc phải có những tác động bên ngoài để nhổ răng, và phải có cách nhổ răng sữa đúng và an toàn cho trẻ.

2. Khi nào buộc phải có cách nhổ răng sữa đúng lúc cho trẻ?

Theo đúng tiến trình thì ngay khi răng sữa rụng đi, răng trưởng thành trưởng thành đã trồi lên ngay phía dưới. Nhưng nhiều trường hợp răng sữa tuy đã lung lay cho thấy dấu hiệu của sự thay răng nhưng mãi vẫn không rụng đi. Nên cần có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa cho răng trưởng thành mọc đúng. Khi đó phải có cách nhổ răng sữa thật đảm  bảo.
Khi răng trưởng thành đã nhú lên nhưng lại chệch khỏi chân răng sữa và răng sữa vẫn không tiêu rụng đi làm cản trở răng trưởng thành mọc đầy đủ. Nhổ răng sữa lúc này là cần thiết.

3. Những sai lầm thường gặp trong cách nhổ răng sữa cho trẻ

Nhiều người thấy răng sữa lung lay là tác động nhổ ngay mà không biết rằng phía dưới chiếc răng trưởng thành chưa kịp mọc. Điều này nguy hiểm ở chỗ, nếu răng sữa bị nhổ sớm, phần lợi để lâu ngày sẽ co khít và cứng chắc lại. Về sau khi răng trưởng thành mọc lên khó khăn và gây đau cho trẻ.
Trường hợp khác khi thấy răng trưởng thành mọc lệch là nhổ răng sữa vì nghĩ phải nhổ răng sữa thì răng trưởng thành  mới mọc thẳng được. Suy nghĩ này là sai lầm vì răng sữa dù nhổ đi, răng trưởng thành đã mọc lệch thì vẫn bị lệch.

4. Cách nhổ răng sữa đúng thời điểm

Nếu trường hợp răng sữa lung lay từ rụng thì bạn không cần phải tác động gì thêm. Nhưng nếu răng lung lay lâu không rụng hoặc răng trưởng thành bị mọc lệch đến mức độ nào đó buộc phải can thiệp nhổ răng sữa cho trẻ thì nên đến nha sỹ. Trẻ sẽ được chụp phim để nhận biết tình trạng răng, khi đó mới xác định được lúc nào nên nhổ răng để đảm bảo cho răng trưởng thành mọc đầy đủ và tốt hơn.
Bác sỹ khuyên rằng, ngay khi thấy dấu hiệu răng trẻ lung lay, bạn cên cho trẻ đi khám răng. Trẻ từ 18 tháng tuổi đã có thể được khám răng bình thường. Việc khám răng sớm cho trẻ chính là cách để theo dõi quá trình mọc răng và phát triển cấu tạo hàm của trẻ, giúp kiểm soát sớm được những dấu hiệu bất thường, hạn chế những rối loạn mọc răng ở trẻ cho đến khi trưởng thành.
Trường hợp nếu buộc phải đình chỉ răng thì cần thực hiện theo cách nhổ răng sữa ở phòng nha. Tại Nha khoa , đã có không ít trường hợp người lớn tự nhổ răng sữa cho trẻ nhưng không thành khiến trẻ đau đớn nhưng được bác sỹ xử lý rất nhẹ nhàng, mát tay và được các bé hợp tác rất tốt.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của công nghệ nhổ răng an toàn, không đau, không biến chứng, các bé sẽ không còn phải sợ hãi khi nghĩ đến việc nhổ răng. Hệ thống gây tê và khử trùng hiện đại giúp bé dễ dàng trải qua một ca nhổ răng mà không cảm thấy đau đớn cũng không gặp phải nhiễm trùng, biến chứng.

Được tạo bởi Blogger.