Hiển thị các bài đăng có nhãn ham-ho-mom. Hiển thị tất cả bài đăng

Hô móm do răng hay tại hàm cần xem xét

Dựa vào kết quả chụp phim, bác sỹ xác định xem cấu tạo hàm của bệnh nhân bị hô – móm là do hàm hay do răng. Nếu nguyên nhân do cấu tạo hàm thì bác sỹ sẽ chỉ định 1 trong 2 phương pháp thích hợp là Lefort 1 cho hàm hô và BSSO cho hàm móm.

Nếu xương hàm của bạn bị hô – móm – lệch thì phương pháp phẫu thuật chỉnh hình xương hàm sẽ là giải pháp tối ưu nhất giúp bạn khắc phục được những khiếm khuyết “khó chữa” này. Vậy phẫu thuật chỉnh hình xương hàm cụ thể là gì, được thực hiện ra sao, bạn có thể tìm hiểu qua những thông tin dưới đây. 
1. Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm mặt là gì?
Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm là biện pháp giải phẫu hàm mặt để tác động vào xương hàm trên và dưới nhằm điều chỉnh lại cho cân đối hài hòa. Để thực hiện điều này, xương hàm có thể được cắt bớt hoặc nối thêm tùy từng dạng khiếm khuyết ở bệnh nhân. Ngoài ra, phẫu thuật không tác động gì khác, không tác động đến răng.

2. Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm áp dụng khi nào?
Trước kia, với những hàm răng hô, móm, lệch mọi người thường chỉ nghĩ tới phương pháp niềng răng, nhưng đây chỉ là cách điều trị áp dụng cho những trường hợp hô do răng gây ra. Nếu hô do xương hàm mà lại niềng răng thì hoàn toàn không có tác dụng, ngược lại còn có thể gây ra tác dụng phụ là gây đau đớn kéo dài do niềng răng sai quy cách.

Ngoài ra, cũng có thể kết hợp phương pháp phẫu thuật chỉnh hình xương hàm với biện pháp niềng răng để điều trị cho những trường hợp hô – móm – lệch do cả răng và xương hàm gây ra. Theo đánh giá của các chuyên gia, để niềng răng chữa các khiếm khuyết như hô – móm – lệch và khấp khểnh không đều hiệu quả thì không gì tốt hơn là ứng dụng công nghệ Niềng răng mắc cài 3M UGSL hiện đại.

3. Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm có nguy hiểm không?
Khi nhắc tới từ ” phẫu thuật” có vẻ mọi người thường e dè và băn khoăn không biết phương pháp phẫu thuật chỉnh hình xương hàm có nguy hiểm không?

Để trả lời băn khoăn này, chúng tôi có thể trả lời như sau: Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm hoàn toàn không gây nguy hiểm nếu bạn lựa chọn phẫu thuật tại trung tâm nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, và có hệ thống máy móc tối tân hiện đại. Bạn sẽ hoàn toàn hài lòng và không còn lo lắng về việc phẫu thuật cắt xương hàm có nguy hiểm không.

4. Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm được thực hiện như thế nào?
Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm được thực hiện cơ bản qua những bước sau:

- Bước 1: Thăm khám, chụp phim và tư vấn
Bác sỹ tiến hành khám tổng quát sức khỏe để chắc chắn bệnh nhân có đủ thể lực đáp ứng được ca phẫu thuật. Sau đó, bệnh nhân được chụp phim để có được nhận định tổng quan toàn bộ khuôn mặt.
Nếu trường hợp phức tạp là nguyên nhân hô móm nằm ở cả cấu tạo hàm và răng thì buộc phải chỉ định cùng lúc 3 phương pháp Lefort 1, BSSO và niềng răng để vừa chỉnh hàm hô, hàm móm và sai khớp cắn.

- Bước 2: Thực hiện chỉnh hàm hô – móm – sai khớp cắn
Trước khi tiến hành thực hình phẫu thuật chỉnh hình, bác sĩ sẽ tiêm gây mê để bệnh nhân có thể giảm sự đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Bác sỹ tiến hành giải phẫu khung hàm để thực hiện cắt xương tương thích bằng máy cắt xương siêu âm.

- Bước 3: Khâu và đóng kín vết mổ
Bác sỹ tiến hành khâu và đóng kín vết mổ, vệ sinh và băng lại kết thúc phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng từ 2-4h tùy độ phức tạp của ca phẫu thuật. Sau khi hoàn tất, bệnh nhân được kê đơn thuốc và hẹn lịch tái khám để kiểm tra lại.

Bởi vậy, phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm mặt sẽ có hiệu quả nhất khi những trường hợp hô – móm – lệch bị hô do xương hàm gây ra. Lúc đó phương pháp chỉnh hình xương hàm mặt sẽ thực hiện bóc tách mô, can thiệp vào hàm bằng kỹ thuật phẫu thuật để chỉnh xương hàm, chấm dứt tình trạng hô móm, trả lại cho khuôn mặt nét đẹp cân đối tự nhiên.

Nên chữa hô móm bằng phẫu thuật hay niềng răng

Răng hô có thể điều trị được bằng hai cách là niềng răng hoặc phẫu thuật chỉnh hàm hô. Tuy nhiên, phẫu thuật hàm hô hay niềng răng hô hiệu quả hơn còn phải tùy vào từng trường hợp. Cho nên, đương nhiên muốn chữa hô trong trường hợp này bạn cần phải niềng răng mới có tác dụng, phẫu thuật không có giá trị gì.


1. Phẫu thuật hàm hô hay niềng răng hô hiệu quả hơn?
Phẫu thuật hàm hô hay niềng răng hô đều hiệu quả nếu được áp dụng đúng và phù hợp. Bởi cả niềng răng và phẫu thuật đều là hai phương pháp có thể chỉnh sửa răng hô hiệu quả.

Tuy nhiên, niềng răng hô hiệu quả hơn phẫu thuật trong trường hợp những chiếc răng mọc chìa ra ngoài gây hô. Khi đó, dù xương hàm như thế nào, cân đối hay không cân đối về tỷ lệ thì miệng vẫn sẽ bị hô. Vì căn bản vấn đề nằm ở những chiếc răng. 

Ngược lại, trong trường hợp răng mọc hoàn toàn bình thường, theo phương thẳng đứng nhưng xương hàm trên lại phát triển mạnh và đưa ra ngoài quá mức so với xương hàm còn lại và với cả tổng thể cấu trúc hàm mặt thì chỉ phẫu thuật mới tạo ra giá trị mà chúng ta cần.

Trường hợp đặc biệt hơn, nếu bị hô do cả xương hàm và răng mọc chìa thì cần kết hợp cả phẫu thuật và niềng răng mới được.

2. Công nghệ niềng răng hô cực hiệu quả
Phẫu thuật hàm hô hay niềng răng, điều đó phụ thuộc vào tình trạng hô của bạn. Dẫu vậy, trường hợp phải phẫu thuật ít hơn nhiều vì chủ yếu là hô do răng. Có hai lý do để bạn nên niềng răng chữa hô vẩu, bởi:

– Niềng răng giúp chữa trị mà không gây ra bất cứ xâm lấn và giải phẫu nào.

– Niềng răng không chỉ chữa được răng hô mà còn làm cho răng đều đẹp, trong khi phẫu thuật không thể làm đều răng được.

Do đó, để đạt được kết quả niềng năng hô hiệu quả nhất, nên ứng dụng theo công nghệ Niềng răng mắc cài 3M UGSL hiện đại. Công nghệ cho phép tạo ra lực kéo ổn định và bền bỉ giúp đưa răng hô chìa về đúng thế, song song với phương thẳng đứng, hài hòa với độ cong của vòm hàm. Hàm răng sẽ không chỉ hết hô vẩu mà còn trở nên đều đặn, thẩm mỹ và thẳng hàng hơn, khớp cắn cũng đạt tỷ lệ chuẩn nhất.

Công nghệ cho phép niềng răng hô hiệu quả mà không gây tổn hại cho xương hàm và răng, giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha tối đa, không gây đau nhức và sai khác không đáng có.

Công nghệ cho phép hỗ trợ gia tăng hiệu quả và tác dụng niềng chỉnh răng của các loại mắc cài, giúp bệnh nhân răng hô trải qua quá trình niềng răng đảm bảo nhất với mức chi phí không chênh lệch so với khi chỉ áp dụng các kỹ thuật chỉnh nha thông thường.

Mẹ yêu giữ gìn răng miệng cho trẻ từ nhỏ

Thực tế, việc chăm sóc răng lợi cần được quan tâm ngay từ khi trẻ vẫn còn nằm trong bụng mẹ, lúc này nếu sức khỏe răng lợi của mẹ kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé: bị sinh non, sinh ra bị nhẹ cân, và quan trọng sẽ bị nhiễm vi khuẩn sâu răng từ mẹ truyền qua.


Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không?
Sún răng là một tình trạng hay gặp ở trẻ 1-3 tuổi, nguyên nhân là do bé ăn thường xuyên quá nhiều các loại thức ăn có hàm lượng đường cao và tính bám dính mạnh nên dễ lên men, sinh ra a-xít phá hủy men răng.

Răng sữa tồn tại trong khoang miệng, nếu bị sún chúng cũng mang những vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến không chỉ chiếc răng mà còn ảnh hưởng đến nướu và răng vĩnh viễn.

Khi răng sún bị mòn dần, tủy sẽ bị hở, ngà răng sữa bị lộ khiến cho bé cảm thấy khó chịu và đau nhức khi ăn uống. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm bé dễ quấy khóc, biếng ăn.

Ngoài ra, khi răng của bé bị mòn do sún, đặc biệt là răng cửa, bên cạnh sự mất thẩm mỹ thì nghiêm trọng hơn là trẻ có nguy cơ bị nói ngọng. Thực tế cho thấy, rất nhiều bé bị sún răng nặng sẽ khó phát âm chuẩn nên thường ngọng hơn các bé khác.

Đặc biệt, việc bị sún răng có thể sẽ làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé, dẫn đến những sai lệch của răng vĩnh viễn về sau. Nguyên do là khi răng sún, nguy cơ chiếc răng này sẽ bị hỏng sớm, lợi cũng sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn tại vị trí này kịp mọc. Do đó, khi răng vĩnh viễn mọc sẽ gặp phải nhiều khó khăn, có thể mọc lệch và gây đau cho trẻ.

Cách đơn giản giúp trẻ phòng ngừa và trị được bệnh sún răng

Vệ sinh răng cho bé
Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên là lúc mẹ cần chăm sóc đặc biệt hơn cho răng sữa. Ban đầu mẹ có thể vệ sinh chiếc răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm. Tốt nhất là tạo thói quen hàng ngày vệ sinh răng cho bé vào mỗi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Sau khi bé ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn vừa giúp sạch răng lại giúp sạch họng phòng được viêm họng cho bé.

Chải răng cho bé
Khi bé 2 tuổi, hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh, bé đã ăn được cơm và ăn được rất nhiều các loại thức ăn của người lớn vì vậy hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Bé cần được chải răng bằng kem có chứa Fluor để ngừa sâu răng.

Khi bé được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho bé tự chải răng đúng cách (chải răng dọc từ chân răng xuống, chải đủ 3 mặt trong- trên-ngoài ít nhất là hai lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Cho bé khám răng
Tốt nhất là nên cho bé khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần. Với những bé đã bị sún răng, răng sữa lung lay sớm thì mẹ cần đưa bé đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra các biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng bé mọc chen chúc, mọc lệch sau này.

Sún răng là tình trạng hay gặp ở trẻ, thường từ 1-3 tuổi. Ngoài những hậu quả là răng bị mòn dần, thì đa phần các bố mẹ lại không nắm rõ những hậu quả ẩn sau hiện tượng này, do đó đã không biết cách phòng ngừa cũng như tập trung điều trị cho trẻ khi thấy trẻ bị sún răng.

Được tạo bởi Blogger.