Kính gửi Bác Sĩ nha khoa, Tôi mới bị té ngã ngày 10/11 vừa qua khi đi công tác. Một răng cửa hàm trên bị gãy một nửa, nhìn thấy chấm đỏ ở phần trung tâm, có cảm giác đau buốt khi hít thử bằng miệng. Một răng cửa bên cạnh thì bị nứt ở phần chân răng gần nướu, răng lung lay và đau khi chạm vào. Rất mong Bác sĩ tư vấn cho tôi răng cửa bị gãy nên điều trị như thế nào. (Tạ Quang Vinh – Long Thành – Vĩnh Tuy – Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Vinh, Trước hết, xin chia buồn với tình trạng răng miệng hiện tại của bạn. Đúng là xảy một ly đi một dặm. Chỉ một tai nạn sơ suất nhỏ mà để lại chấn thương đáng tiếc cho hàm răng. Trung tâm Nha khoa tiếp nhận và điều trị khá nhiều những trường hợp tai nạn gây chấn thương răng cửa bị gãy như của bạn. Có thể hình dung trường hợp của bạn giống như hình ảnh dưới đây:
Bệnh nhân Nguyễn Minh Quang 16 tuổi bị tai nạn dập mặt gãy hai răng cửa giữa hàm trên
Nói như vậy để nhấn mạnh rằng, răng của bạn hiện đang bị chấn thương khá nặng. Kỹ thuật nha khoa hiện đại ngày nay có thể điều trị phục hồi cho bạn khá tốt, nhưng về lâu về dài, chất lượng sức khỏe răng miệng của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.
Hai răng của bạn bị hai dạng chấn thương khác nhau:
1. Răng thứ nhất ‘Một răng cửa hàm trên bị gãy một nửa, nhìn thấy chấm đỏ ở phần trung tâm, có cảm giác đau buốt khi hít thử bằng miệng.’. Thuật ngữ nha khoa gọi trường hợp này là gãy thân răng lộ tủy hay nôm na là răng cửa bị gãy một nửa. Phần men răng, ngà răng đã bị phá hủy hoàn toàn, ‘chấm đỏ’ mà bạn quan sát thấy được chính là tủy răng. Tủy răng là nơi tiếp nhận trực tiếp những cảm giác của răng. Khi bị lộ, tủy răng sẽ gây đau buốt, đặc biệt là khi tiếp xúc với sự kích thích nhiệt độ nóng, lạnh, sự kích thích của thực phẩm chua, ngọt. Hành động hít gió của bạn là sự gia tăng sự kích thích lạnh nên răng. Răng sẽ bị buốt.
Nếu để lâu không điều trị, tủy răng có thể sẽ bị nhiễm trùng, gây sưng nhức và gây những biến chứng khác ở chân răng, vùng chóp răng và xương ổ răng.
Trường hợp răng cửa bị gãy một nửa này, răng sẽ được điều trị tủy răng để loại bỏ hoàn toàn ổ nhiễm trùng có thể có trong buồng tủy. Sau đó, tùy vào hình dạng còn lại của cùi răng sẽ được phục hình răng mới bằng phương pháp bọc mão răng sứ.
Nếu cùi răng còn nhiều thì chỉ cần mài nhỏ đi rồi bọc mão răng sứ lại
– Nếu cùi răng còn quá ít thì phải tái tạo cùi răng bằng cách cắm thêm một ‘cùi giả’ vào trong cùi răng thật này. Cùi giả sẽ đảm bảo tính bền vững cho mão răng sứ sau khi được thực hiện.
2. Răng thứ hai ‘Một răng cửa bên cạnh thì bị nứt ở phần chân răng gần nướu, răng lung lay và đau khi chạm vào.’ Trường hợp này thuật ngữ nha khoa gọi là gãy chân răng và có thể răng đã bị lún sâu vào xương ổ răng.
Trường hợp này, răng sẽ được kiểm tra kỹ tình trạng chân răng và tủy răng thông qua hình ảnh phim chụp x-quang. Sẽ có hai khả năng xảy ra cho trường hợp này:
– Nếu chân răng và xương ổ răng không bị tổn thương quá mức, răng sẽ được điều trị tủy răng và được phục hình răng sứ lại theo những phương pháp đã đề cập ở trên.
– Nếu chân răng và xương ổ răng bị tổn thương nghiêm trọng, răng này sẽ bắt buộc phải nhổ bỏ để bảo tồn xương ổ răng. Sau khi nhổ bỏ, răng sẽ được phục hình mới lại bằng phương pháp cầu răng sứ.
Một trường hợp điển hình về gãy răng cửa sau khi bọc răng sứ
Theo tình trạng mà bạn miêu tả thì khả năng xương ổ răng và chân răng đã bị tổn thương nhiều nên răng mới bị lung lay. Bạn phải được khám trực tiếp trên lâm sàng và thông qua kết quả phim chụp x-quang mới có thể chẩn đoán và có phác đồ điều trị chính xác được.
Trong trường hợp tốt, cả hai răng trên của bạn đều có thể được phục hồi lại hình dáng như ban đầu và bạn sẽ không còn cảm giác ê buốt nữa.
Chào bạn Vinh, Trước hết, xin chia buồn với tình trạng răng miệng hiện tại của bạn. Đúng là xảy một ly đi một dặm. Chỉ một tai nạn sơ suất nhỏ mà để lại chấn thương đáng tiếc cho hàm răng. Trung tâm Nha khoa tiếp nhận và điều trị khá nhiều những trường hợp tai nạn gây chấn thương răng cửa bị gãy như của bạn. Có thể hình dung trường hợp của bạn giống như hình ảnh dưới đây:
Bệnh nhân Nguyễn Minh Quang 16 tuổi bị tai nạn dập mặt gãy hai răng cửa giữa hàm trên
Nói như vậy để nhấn mạnh rằng, răng của bạn hiện đang bị chấn thương khá nặng. Kỹ thuật nha khoa hiện đại ngày nay có thể điều trị phục hồi cho bạn khá tốt, nhưng về lâu về dài, chất lượng sức khỏe răng miệng của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.
Hai răng của bạn bị hai dạng chấn thương khác nhau:
1. Răng thứ nhất ‘Một răng cửa hàm trên bị gãy một nửa, nhìn thấy chấm đỏ ở phần trung tâm, có cảm giác đau buốt khi hít thử bằng miệng.’. Thuật ngữ nha khoa gọi trường hợp này là gãy thân răng lộ tủy hay nôm na là răng cửa bị gãy một nửa. Phần men răng, ngà răng đã bị phá hủy hoàn toàn, ‘chấm đỏ’ mà bạn quan sát thấy được chính là tủy răng. Tủy răng là nơi tiếp nhận trực tiếp những cảm giác của răng. Khi bị lộ, tủy răng sẽ gây đau buốt, đặc biệt là khi tiếp xúc với sự kích thích nhiệt độ nóng, lạnh, sự kích thích của thực phẩm chua, ngọt. Hành động hít gió của bạn là sự gia tăng sự kích thích lạnh nên răng. Răng sẽ bị buốt.
Nếu để lâu không điều trị, tủy răng có thể sẽ bị nhiễm trùng, gây sưng nhức và gây những biến chứng khác ở chân răng, vùng chóp răng và xương ổ răng.
Trường hợp răng cửa bị gãy một nửa này, răng sẽ được điều trị tủy răng để loại bỏ hoàn toàn ổ nhiễm trùng có thể có trong buồng tủy. Sau đó, tùy vào hình dạng còn lại của cùi răng sẽ được phục hình răng mới bằng phương pháp bọc mão răng sứ.
Nếu cùi răng còn nhiều thì chỉ cần mài nhỏ đi rồi bọc mão răng sứ lại
– Nếu cùi răng còn quá ít thì phải tái tạo cùi răng bằng cách cắm thêm một ‘cùi giả’ vào trong cùi răng thật này. Cùi giả sẽ đảm bảo tính bền vững cho mão răng sứ sau khi được thực hiện.
2. Răng thứ hai ‘Một răng cửa bên cạnh thì bị nứt ở phần chân răng gần nướu, răng lung lay và đau khi chạm vào.’ Trường hợp này thuật ngữ nha khoa gọi là gãy chân răng và có thể răng đã bị lún sâu vào xương ổ răng.
Trường hợp này, răng sẽ được kiểm tra kỹ tình trạng chân răng và tủy răng thông qua hình ảnh phim chụp x-quang. Sẽ có hai khả năng xảy ra cho trường hợp này:
– Nếu chân răng và xương ổ răng không bị tổn thương quá mức, răng sẽ được điều trị tủy răng và được phục hình răng sứ lại theo những phương pháp đã đề cập ở trên.
– Nếu chân răng và xương ổ răng bị tổn thương nghiêm trọng, răng này sẽ bắt buộc phải nhổ bỏ để bảo tồn xương ổ răng. Sau khi nhổ bỏ, răng sẽ được phục hình mới lại bằng phương pháp cầu răng sứ.
Một trường hợp điển hình về gãy răng cửa sau khi bọc răng sứ
Theo tình trạng mà bạn miêu tả thì khả năng xương ổ răng và chân răng đã bị tổn thương nhiều nên răng mới bị lung lay. Bạn phải được khám trực tiếp trên lâm sàng và thông qua kết quả phim chụp x-quang mới có thể chẩn đoán và có phác đồ điều trị chính xác được.
Trong trường hợp tốt, cả hai răng trên của bạn đều có thể được phục hồi lại hình dáng như ban đầu và bạn sẽ không còn cảm giác ê buốt nữa.