Nướu răng là phần mô mềm bao quanh chân răng bên cạnh hệ thống dây chằng nha chu. Bệnh về viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.
Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám trên răng và cao răng. Vi khuẩn sẽ phát sinh trên các mảng bám này và tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến nướu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm nướu sẽ chuyển thành sưng chân răng trẻ em, viêm nha chu rất nguy hiểm. Khi viêm nướu diễn tiến thành viêm chân răng thì quá trình điều trị cũng phức tạp hơn.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác dẫn đến viêm chân răng như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.
Nướu của trẻ bình thường có màu hồng nhưng khi mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nướu, viêm chân răng thì sẽ chuyển sang màu đỏ kèm theo sưng tấy. Răng hàm trẻ bị sâu không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà bệnh bên trong vẫn âm thầm phát triển. Sau đó một thời gian, bệnh sẽ phát lại theo cấp độ nặng hơn, dài ngày hơn. Đến một thời điểm nào đó, bệnh phát nặng sẽ không tự thuyên giảm nữa.
Ở giai đoạn đầu của bệnh lý thì hiện tượng bệnh chảy máu răng trẻ em sẽ xảy ra kèm theo hôi miệng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé bạn nhận thấy dấu hiệu này thì không nên coi thường. Khi bệnh viêm chân răng đã phát triển nghiêm trọng thì phần nướu sẽ có xu hướng tách khỏi răng gây tụt lợi, răng có cảm giác như dài ra. Vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập tiết ra độc tố tạo thành các túi mủ, gây tiêu xương răng cũng như phá hủy các tổ chức dây chằng nha chu xung quanh răng.
Khác với người lớn, điều trị viêm chân răng ở trẻ sẽ phức tạp hơn bởi trẻ nhỏ chưa có ý thức về răng miệng nhiều và việc sử dụng thuốc cho bé cũng cần hạn chế. Các bậc cha mẹ nên lưu ý không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sỹ.
Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng thì bạn cũng nên tăng cường các loại vitamin cho bé thông qua các thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe răng miệng. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường. Trong thời gian viêm nhiễm chân răng, tránh các thức ăn quá cứng hoặc dai.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào các bệnh về răng miệng, cần đưa trẻ thăm khám và không dùng các biện pháp chữa trị theo cách dân gian. Tốt nhất nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng, từ đó có cách điều trị phù hợp.
Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn.